Khải
huyền 2:1-7
KHI NGỌN LỬA
BIẾN THÀNH ĐÓM THAN HỒNG
Phần giới
thiệu: Bắt đầu với mấy câu nầy,
chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu 7 Hội Thánh mà Chúa Jêsus đang viết gửi cho. Ngài
gọi đích danh các Hội Thánh nầy ở Khải huyền 1:11. Chúa Jêsus có một lời
cho mỗi một Hội Thánh ấy. Khi chúng ta nghiên cứu 7 Hội Thánh nầy, tôi muốn bạn
in trí các Hội Thánh nầy có thể được xem xét trong 3 phương diện khác nhau:
1. Có thể xem xét họ về phương diện tiên tri – Các Hội Thánh nầy dường
như tiêu biểu cho những chặng đường khác nhau của Hội Thánh trải qua 2.000 năm.
Nếu điều nầy là thật, thì Hội Thánh tại Êphêsô tiêu biểu cho khoảng thời gian
giữa Ngày Lễ Ngũ
Tuần và năm 100SC.
Đây là thời kỳ bành trướng rất mạnh của Hội Thánh đầu tiên. Nhưng, đây cũng là
thời kỳ có người khởi sự nới lỏng sự sốt sắng và nhiệt thành của họ.
2. Có thể xem xét họ về mặt thực tế – Những thư tín nầy được gửi đến các Hội
Thánh cụ thể, có thật, họ đang hoạt động ở phần cuối Thế Kỷ Đầu Tiên. Trong khi
chúng được viết ra cho các Hội Thánh có thật đang hiện hữu vào thời buổi ấy, chúng
vẫn nói với từng Hội Thánh hôm nay. Đức Chúa Trời có một lời cho Hội Thánh
chúng ta ở đây trong mấy câu nầy!
3. Có thể xem xét họ theo cách riêng – Các bức thư nầy nói với nhiều hội chúng,
nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng Chúa có một lời cho từng cá nhân trong các thư
tín nầy nữa đấy. Ngài có điều gì đó phán với bạn và với tôi về mối quan hệ của
chúng ta với Ngài.
Ao
ước của tôi là lấy ra phần ứng dụng thực tế của các thư tín nầy rồi tìm cách áp
dụng chúng cho Hội Thánh của chúng ta. Tôi tin Chúa có điều chi đó đặc biệt để
phán với Hội Thánh chúng ta từ mỗi một bức thư nầy.
Thư
tín đầu tiên đến trước được gửi cho Hội Thánh ở trong thành Êphêsô. Để hiểu rõ
một số việc được phán cho Hội Thánh, chúng ta cần phải xem xét thành phố nầy. Cho
phép tôi chia sẻ một số sự thực về thành cổ Êphêsô. Êphêsô rất quan trọng trong
thời buổi ấy vì một số lý do:
1. Đây là thành phố quan trọng về mặt thương mại – Êphêsô nằm trên dòng
sông Castor, cách vài dặm đối với Biển Aegean. Thành nầy nổi tiếng vì hải cảng
to lớn, nhiều tàu bè đã đến với Êphêsô từ khắp nơi trên thế giới, đem nhiều
hàng hóa và sự giàu có của họ đến đây. Đây là thành phố giàu có nhất trong Tiểu
Á vào thời của nó.
2. Đây là một thành phố quan trọng về mặt chính trị – Vì cớ sự phục vụ trong
quá khứ với Đế quốc Rome ,
thành Êphêsô được đặc quyền là một “thành phố tự do”. Nói như thế có nghĩa
là họ có nhà cầm quyền riêng. Nghĩa là họ có thể đưa ra bất cứ quyết định nào họ
muốn đưa ra. Cũng có nghĩa là các quân đoàn Lamã không được đóng trại ở đó. Điều
nầy cho phép thành phố phát triển mạnh.
3. Đây là một thành phố quan trọng về mặt tôn giáo – Thành Êphêsô là quê hương
của đền thờ Diana, hay Artemis. Trong thời ấy, đây là một trong 7 kỳ quan của
thế giới. Người ta đến từ khắp mọi nơi để dự phần trong đền thờ đó. Giờ đây,
Diana là nữ thần của tình dục và sự trúng mùa. Nữ thần nầy được tiêu biểu bởi một
bức tượng gớm ghiếc chỉ ra một người phụ nữ mang trên mình nhiều bộ ngực. Đền
thờ nầy đầy dẫy với hàng trăm gái điếm phục vụ đền thờ và cách thức bạn thờ lạy
Diana là phải có những quan hệ tình dục với gái điếm trong đền thờ. Đền thờ cũng
góp phần như một ngân hàng nữa. Người ta sẽ đem của cải của họ đến đó để được
giữ gìn an toàn. Đền thờ cũng góp phần như một viện bảo tàng nghệ thuật. Tranh ảnh
từ khắp nơi trên thế giới đã được chất chứa trong đền thờ cổ nầy. Đền thờ cũng
góp phần như một nơi nương thân cho hạng tội phạm. Nếu một kẻ phá luật có thể
vào trong đền thờ, hắn sẽ được an toàn tránh sự bắt bớ.
Thật
là dễ nhìn thấy thành phố Êphêsô là một nơi gian ác, suy đồi, độc địa để sinh sống.
Một triết gia Hylạp có tên là Heraclitus đã nói: “Không ai có thể sống tại Êphêsô mà không bật
khóc vì sự vô luân mà người nhìn thấy ở bất cứ chỗ nào”.
Chính
tại thành phố gian ác nầy mà Đức Chúa Trời đã phái Sứ đồ Phaolô đến, Công Vụ các Sứ Đồ 18:19-21; 19; 20:17-38. Ông đã đến giảng đạo ở đây
trong 2 năm trời và đã sáng lập Hội Thánh nầy. Trong khi Phaolô có mặt ở đây, ông
đã viết hai thư tín I và II Côrinhtô. Timôthê là giám mục đầu tiên của Hội
Thánh nầy, I Timôthê1:3. Aquila ,
Bêrítsin và Abôlô hết thảy đều phục vụ ở Hội Thánh Êphêsô, Công Vụ các Sứ Đồ 18. Sứ đồ Giăng cũng qua năm cuối cùng của cuộc đời
ông ở thành Êphêsô. Chính ở đây ông đã viết sách Tin Lành Giăng và ba thư tín của
ông. Theo truyền khẩu, Mary mẹ của Chúa
Jêsus đã được chôn cất trong thành Êphêsô. Hội Thánh nầy được đặc ân nghe và biết
điều tốt nhứt của những gì tốt nhứt trong những ngày đầu sớm sủa đó.
Đây
là một Hội Thánh năng động, phục vụ trong thì xấu xa. Nhưng, Đức Chúa Trời đã sử
dụng họ và nhiều linh hồn đã được cứu. Đồng thời, chính những phương pháp được
sử dụng ở thành Êphêsô vẫn còn có hiệu quả hôm nay, Công Vụ các
Sứ Đồ 20:17-21. Chúng ta sẽ không với tới cộng đồng của mình bằng cách ngồi yên
và không làm gì hết. Chúng ta vẫn với tới các nơi khác bằng cách đi ra lo chia
sẻ Tin Lành với họ!
Ba
mươi năm đã trôi qua và Chúa đến với Hội Thánh nầy để nói cho họ biết họ đang ở
đâu và Ngài muốn họ phải ở chỗ nào!?! Ngài đến với họ với một sứ điệp đầy yên ủi.
Họ được nhắc nhớ ở câu 1 rằng Ngài nắm họ trong
tay Ngài. Từ ngữ “cầm” nói tới việc “nắm lấy quyền tể trị tuyệt đối”. Trong một xã hội xáo trộn, họ cần phải
biết rằng Ngài đang nắm lấy quyền tể trị. Chúng ta cần chính sứ điệp ấy hôm nay.
Ngài nhắc cho họ nhớ rằng Ngài từng ở với họ, quan phòng họ và bảo hộ họ khi họ
tìm cách hầu việc Ngài.
Khi
chúng ta nghiên cứu 7 thư tín nầy, tôi muốn bạn lưu ý rằng Chúa có việc gì đó
riêng tư muốn nói với mỗi một Hội Thánh nầy. Ngài đến với Hội Thánh nầy nói về
sự hiện diện của Ngài giữa vòng họ. Đây
là một Hội Thánh cần phải công nhận sự hiện diện của Chúa giữa vòng họ.
Chúa
Jêsus đưa ra bốn lưu ý về Hội Thánh nầy mà tôi muốn chia sẻ với bạn hôm nay. Tôi muốn
lấy phân đoạn Kinh Thánh nầy rồi rao giảng với tư tưởng: Khi Ngọn Lửa Biến Thành Đóm
Than Hồng. Tôi tin Chúa Jêsus có một lời cho tấm lòng chúng ta hôm nay.
I. CHÚA JÊSUS XEM XÉT TIẾNG TĂM CỦA HỌ (các câu 2-3, 6)
(Minh
họa: Chúa Jêsus bắt đầu phần nhận xét của Ngài đối với Hội Thánh nầy bằng
cách nói về mọi sự đúng đắn với hội chúng nầy. Họ đã có nhiều điều tốt và Chúa
khiến cho họ biết rằng Ngài đã nhìn thấy hết mọi sự tốt đẹp mà họ đã làm ra
trong danh của Ngài. Ngài đến với họ bằng những lời khen ngợi quí báu)
A. Ngài khen ngợi sự phục vụ của họ (câu 2a) – Chúa Jêsus sử dụng ba từ mô tả sinh hoạt của Hội Thánh nầy:
1. Công việc – Từ ngữ nầy nói tới “những điều đã hoàn tất rồi”. Nó đề cập tới sự thực
Hội Thánh nầy đã làm nhiều việc vì sự vinh hiển của Chúa. Họ đang hoạt động và
Chúa Jêsus đã nhìn thấy hết mọi sự.
2. Sự khó nhọc – Từ ngữ nầy sát nghĩa có
ý nói “một sự
đánh đập”. Nó nói tới “công việc nặng nề chồng chất với cực nhọc và rối rắm”. Nó cho rằng Hội Thánh
nầy đang hầu việc Chúa một cách rất nhiệt thành. Họ đang bào mòn mấy ngón tay họ
đến tận xương. Nói cách khác, đây chỉ là đám đông không có ngày Chúa nhựt nào hết.
Họ đang phục vụ Chúa rất năng động với tổn phí và sự hy sinh cá nhân rất lớn.
3. Nhịn nhục – Từ ngữ nầy nói tới việc
“bền đỗ
nhẫn nhịn”. Nó cho chúng ta biết Hội Thánh nầy đang sinh hoạt bất chấp sự chống
đối. Dân chúng trong thành Êphêsô không ưa thích hạng người nầy hay lòng sốt sắng
của họ dành cho Chúa và họ đã chống đối cách công khai và ở bề ngoài; nhưng số
người nầy đã chịu đựng sự chống đối, sự bắt bớ và họ cứ tiếp tục hầu việc Chúa
cách trung tín bất chấp mọi sự đang ném thẳng vào họ.
(Minh họa:
Nếu bạn đến với Hội Thánh nầy vào một ngày Chúa nhựt, bạn sẽ nghe nói về một tuần
đầy dẫy với sinh hoạt và nhiều cơ hội để thờ phượng. Số người nầy biết rõ một
việc quan trọng mà Hội Thánh hiện đại đã bỏ quên:
+ Họ biết rõ Hội
Thánh sẽ không tự dựng mình lên.
+ Họ cũng biết rõ Hội
Thánh không thể tự đứng vững.
+ Họ biết rõ Hội
Thánh rất cần hạng người biết chịu đựng!
+ Họ cũng biết rõ Hội
Thánh phải lao vào những việc như thế nầy!
Chúng
ta có thể biến chỗ nầy thành một câu lạc bộ mà ở đó người được chọn đã nguội lạnh
tự khen ngợi họ vì họ đã được cứu. Hoặc, chúng ta có thể biến nhà thờ nầy thành
một nơi mà các thánh đồ bước vào để được trang bị cho sự phục vụ; và rồi họ đi
ra khỏi chỗ nầy để sống cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời tại gia đình, tại trường
học, tại cộng đồng và tại nơi làm việc của họ. Đức Chúa Trời không cứu chúng ta
để nhảy lên chiếc giường an nhàn đầy hoa hồng đâu. Ngài cứu chúng ta để chúng ta sống năng động
trong công việc của Ngài cho tới chừng Ngài kêu gọi chúng ta đến với sự vinh hiển
của Ngài, Êphêsô 2:10; Giacơ 2:18; II
Côrinhtô 9:8; Côlôse 1:10.
Nếu
Chúa Jêsus xuất hiện trên giảng đường nầy hôm nay, liệu Ngài có khen ngợi chúng
ta về những công việc, sự khó nhọc và sự nhịn nhục của chúng ta không?)
B. Ngài khen ngợi sự biệt riêng của họ (câu 2b) – “không thể dung được những kẻ ác” – Số người nầy đang sống một lối sống biệt
riêng. Tình trạng vô luân và gian ác xác định thế giới thời ấy không phải là một
phần trong đời sống của họ. Họ đã chọn thế đứng ở phía đạo đức và họ đã sống
khác biệt với thế giới ở chung quanh họ.
(Minh họa:
Đức Chúa Trời vẫn mong đợi điều nầy từ hết thảy con cái Ngài. Ngài đòi hỏi
chúng ta phải sống biệt riêng đối với đời ác nầy, II Côrinhtô 6:17; Êphêsô 5:1-8. Trong sự chúng ta ăn ở, nói năng, ăn
mặc, chọn lựa bộ môn giải trí, và trong từng lãnh vực của cuộc sống, chúng ta được
truyền cho phải sống khác với thế giới bị mất ở xung quanh chúng ta. Đấy là
cách duy nhứt chúng ta có thể để cho ánh sáng của Đấng Christ chiếu rọi vào, Mathiơ 5:16. Nếu Chúa Jêsus cần phải phán với
Hội Thánh nầy và với chính tấm lòng của chúng ta hôm nay, liệu Ngài có khen ngợi
chúng ta vì đã sống nhưng một dân biệt riêng không?)
C. Ngài khen ngợi các tiêu chuẩn của họ (các câu 2c, 6) – Số người nầy được khen ngợi vì họ mau mắn làm theo lẽ đạo. Khi
người ta đi ngang qua thị trấn của họ để trở thành người của Đức Chúa Trời, họ đang
tự đặt mình vào thử nghiệm. Họ kiểm tra lại mọi khả năng của mình và họ xem xét
sự giảng dạy của họ. Nếu mọi điều họ đã nói không song hành với Lời của Đức
Chúa Trời, người ta từ chối không nghe theo họ, hay giao thông với họ, nhưng người
ta chỉ ra họ là hạng giả dối như hiện có.
Họ cũng được khen ngợi vì với thế đứng của họ chống lại đảng
“Nicôla”. Không ai biết chắc số
người nầy là ai, nhưng có một hai khả năng.
Từ ngữ đến từ hai chữ Hylạp; “Nikao” – “chinh phục” và “Laos” – “Người”.
Vì
thế, đảng Nicôla có thể là một nhóm các cấp lãnh đạo Hội Thánh, họ muốn thiết lập
hệ thống cấp bậc trong Hội Thánh. Nói cách khác, có những người muốn điều khiển
chương trình và giữ dân sự dưới quyền của họ. Đám đông ấy vẫn còn có ở đây với
chúng ta hôm nay! Trong một số hệ phái, có một sự phân biệt giữa “hàng giáo phẩm” và “hàng thế tục”.
Khả
năng khác nữa, ấy là đảng Nicôlai là những môn đồ của một tín hữu có tên là Nicolas,
ông nầy nổ lực lãnh đạo dân sự tẻ tách khỏi Chúa rời bước vào tình trạng phi luận.
Ông ta đã giảng một lẽ đạo để cho dân sự phục vụ Chúa mà vẫn nhắm vào loại đời
sống vô đạo đức.
Dù
là phương thế nào, những gì là “việc làm” ở câu 6 đã biến thành “đạo” ở câu 15. Đây là lối đảo lộn trình tự mà Kinh Thánh đề ra rất rõ
ràng. Chúng ta học giáo lý và giáo lý kiểm soát việc làm của chúng ta. Xác thịt
thích làm những việc nó đẹp lòng và rồi phát minh ra giáo lý thích ứng với nó.
Các
tín hữu thành Êphêsô đã từ chối không để cho giáo lý giả tồn tại trong sự tương
giao của họ. Họ đã làm gì về việc nầy? Họ đặt từng sự dạy kèm theo một bên với
Lời của Đức Chúa Trời. Nếu nó không song hành với Kinh Thánh, họ từ chối không
chấp nhận sự dạy đó!
(Minh họa:
Chúng ta cần có thái độ ấy hôm nay! Không phải mọi điều xuất phát từ tòa giảng đều
ra từ Chúa cả đâu! Có một phụ nữ trong Hội Thánh nầy đến nói cho tôi biết tối
Chúa nhựt qua bà đã nghe tôi giảng về điều nầy, rồi khi trở về nhà kiểm tra lại,
tôi nói “Ngợi khen Chúa!” Đấy đúng
là điều đáng phải có!
Buồn
thay, quá nhiều người trong Hội Thánh tìn theo mọi sự họ đã nghe. Họ vẫn nghe
theo các nhà truyền đạo trên TV đến nỗi họ không chịu nổi trong Hội Thánh của họ
nữa. Họ khen ngợi những người thậm chí không thể trình bày lưu loát Tin Lành của
Đức Chúa Jêsus Christ nữa, nhưng những người ấy đã đánh vào cái tôi của họ và trưởng dưỡng xác
thịt họ. Nếu ai đó làm cho họ cảm thấy tốt đẹp, họ không quan tâm những gì người
tin. Quí bạn ơi, bạn đang tuột xuống cái dốc rắc rối nếu đấy là cách bạn tiếp cận
với sự giảng dạy và các nhà truyền đạo. Chúng ta phải sống giống như những tín
hữu thành Bêrê, họ đặt mọi sự họ nghe vào thử nghiệm acid. Đây là những gì Kinh
Thánh chép về họ: “Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người
Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để
xét lời giảng có thật chăng” (Công Vụ các Sứ Đồ 17:11).
Chúa Jêsus sẽ chẳng nói gì về ý kiến của chúng ta, mà Ngài nói về những tiên chuẩn
giáo lý của chúng ta?)
(Minh họa: Việc thiếu mất các tiêu chuẩn
trong lễ tang dành cho Coretta Scott King.)
D. Ngài khen ngợi sự bền đỗ của họ (câu 3) – Đây là một Hội Thánh đang mang lấy gánh nặng, chịu đựng nhiều khốn
khó và sự chống đối, khó nhọc đến mức kiệt lực và họ đã chịu thế mà chẳng thấy
có một dấu hiệu yếu đuối nào. Họ là một hội chúng rất bền đỗ. Và, những gì họ đã
làm, họ đã làm vì cớ Chúa. Họ là một Hội Thánh đáng để được khen ngợi.
(Minh họa:
Về mặt ngoài, Hội Thánh tại thành Êphêsô là điều mà từng Hội Thánh nên phấn đấu
phải trở thành. Chúng ta rất bận rộn cho Chúa. Chúng ta nên làm tươi mới mạng lịnh
ở I Côrinhtô 15:58: “Vậy,
hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa
cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô
ích đâu”. Có phải câu Kinh Thánh ấy mô tả Hội Thánh của chúng ta
không? Có phải câu ấy mô tả đời sống của bạn? Chúa Jêsus có khen ngợi chúng ta về sự bền đỗ của chúng ta không?)
I. Chúa Jêsus xem xét tiếng tăm của họ
II. CHÚA JÊSUS PHƠI BÀY THỰC TẠI (câu 4)
(Minh họa:
Sau khi hiến cho Hội Thánh nầy một số lời khen ngợi, Chúa Jêsus giờ đây
cung ứng cho họ một số lời than phiền).
A. Nổi thất vọng của Ngài – Trong khi họ trông rất tốt ở mặt ngoài, có nhiều
vấn đề ở trong lòng cần phải xử lý với. Chúa Jêsus làm cho họ biết đây là một vấn
đề tư riêng. Dường như là Ngài rất đau lòng bởi những vấn đề mà Ngài nhìn thấy
trong Hội Thánh nầy.
(Minh họa:
Chúng ta phải hiểu rằng Chúa Jêsus nhìn thấy mọi việc chúng ta đang làm, nhưng
Ngài cũng nhìn thấy chúng ta đang làm gì nữa đấy. Ngài có khả năng nhìn bên dưới
bề mặt đời sống của chúng ta và nhìn thấy tình trạng tấm lòng của chúng ta. Khi
Ngài tìm thấy sai lầm và tội lỗi trong tấm lòng chúng ta, điều đó làm buồn lòng
Ngài và nó ngăn trở khả năng thưởng thức mối tương giao và ơn phước của Ngài. Khi
chúng ta để cho loại sai trái của những vụ việc bám chặt lấy tấm lòng chúng ta,
điều đó làm buồn lòng Ngài, Êphêsô 4:30).
B. Cách chẫn trị của Ngài – Chúa Jêsus đã nhìn vào những người nầy, Ngài
yêu thương họ, Ngài đã chịu chết cho họ và nói cho họ biết rằng họ chỉ không
yêu mến Ngài như họ thường yêu mến. Ngài nói cho họ biết họ “đã bỏ lòng kính mến ban đầu”. Họ vẫn có tình cảm đấy,
nhưng tình yêu sâu sắc, nhiệt thành, nóng cháy đầy dẫy họ với thứ tình cảm hầu
việc Ngài đã lìa khỏi lòng họ rồi. Họ yêu mến Hội Thánh của họ; nhưng họ không
kính mến Ngài như họ thường kính mến nữa. Họ yêu mến giáo lý của họ; nhưng họ đã
đánh mất tình cảm dành cho Chúa Jêsus. Họ yêu mến công việc của họ; nhưng họ
không bị tác động bởi công việc đó bởi tình yêu kính mến dành cho Chúa Jêsus nữa.
Họ rất bận rộn, nhưng tấm lòng của họ không còn nóng cháy cho Ngài nữa. Ngọn lửa
đã bị đốt thật nóng và sáng láng khi nó bốc cháy lần đầu tiên giờ đây chẳng là
gì cả trừ ra là một đóm than hồng âm ỉ. Họ đã đánh mất tình cảm của họ dành cho
Con của Đức Chúa Trời! Họ đã “bỏ lòng kính mến ban đầu”.
Bạn
thấy đấy, đời sống Cơ đốc cơ bản là một vấn đề tình cảm với Đức Chúa Jêsus
Christ. Được cứu là đem lòng yêu đương với Ngài. Lớn lên trong sự cứu rỗi là rơi
vào tình yêu sâu đậm hơn với Ngài. Tình yêu nầy là động lực cho mọi sự chúng ta
làm trong danh của Ngài. Dù chúng ta ca hát, dạy dỗ, rao giảng, làm chứng, bố
thí, v.v…, mọi sự ấy phải tuôn tràn ra từ một tình yêu ngày càng sâu đậm hơn
dành cho Chúa Jêsus. Nếu chúng ta đánh mất tình yêu dành cho Ngài, sự hầu việc
của chúng ta chẳng còn có ý nghĩa gì nữa hết, I Côrinhtô
13:1-3.
Tình
yêu phải được thấy luôn lớn lên! Tôi muốn nói, tôi yêu vợ tôi nhiều hơn hôm nay
tôi từng yêu. Tôi yêu con cái của mình nhiều hơn hôm nay tôi từng yêu khi lần đầu
tiên tôi nhìn thấy chúng. Tôi yêu anh em, quí tín hữu, nhiều hơn khi mỗi ngày
trôi qua. Tình yêu cần phải lớn lên. Nhưng,
tôi lấy làm lạ không biết Chúa Jêsus sẽ phải nói với chúng ta: “Ngươi không yêu ta giống như ngươi
thường yêu đấy”? Điều đó sẽ làm tan vỡ tấm lòng người bạn đời của chúng ta khi nói
thế với chúng ta. Liệu bạn có phải bối rối không nếu chúng ta biết Chúa cảm nhận
theo cách ấy?
(Minh họa:
“Tình
yêu ban đầu” nầy là như thế nào vậy? Điều chi làm cho nó ra đặc biệt thế?
Tình
yêu ban đầu là tình yêu nhiệt thành! Tình yêu ấy thuộc về cảm
xúc. Nó tác động tấm lòng. Nó khiến cho linh hồn phải rung động: Nó
không lạnh lẽo, chết chóc, khô khan. Nó sống động và sôi nổi. Hãy nhớ đến lúc bạn
lần đầu tiên yêu đương với người bạn đời của mình xem? Tình yêu của bạn rất nhiệt
thành và đầy cảm xúc. Nó khiến cho bạn viết ra những lá thư mùi mẫn và thốt ra
những việc mà bạn không bao giờ nói nếu tình yêu chỉ xoay vần ngắn ngủi trong đầu
óc mình. Bây giờ, bạn có thể nhớ lúc mình được cứu lần đầu tiên không? Bạn có
thể nhớ mình đã đem lòng yêu đương với Chúa Jêsus, Nhà của Ngài, dân sự của
Ngài, và Lời của Ngài không? Bạn có thể nhớ thể nào bạn đã cầu nguyện, thờ lạy
và làm chứng không? Có nhớ đến cảm xúc
khi bạn nghĩ đến những gì Ngài đã làm cho bạn không? Đấy là tình yêu ban đầu,
nhiệt thành lắm!
Tình
yêu ấy quá cao vời. Tình yêu sẽ
khiến bạn tiêu xài cho những thứ mà bạn không thể có đủ khả năng. Bạn đã từng
như thế chưa? Mua sắm thứ gì cho người đặc biệt nào đó mà bạn không đủ khả năng,
song bạn biết rõ họ sẽ thích? (Minh họa: Mary và hộp thạch cao đựng dầu).
Tình yêu chơn thật không bao giờ tính toán! Tình yêu chơn thật sẽ ban bố bất cứ
thứ gì vào bất cứ thời điểm nào cho đối tượng của tình yêu đó. Bạn có thể nhớ
lúc nào Chúa Jêsus cầm quyền tuyệt đối trên tấm lòng bạn và bạn không dám bảo
Ngài đừng không? Đấy là tình yêu nhiệt thành ban đầu!
Có
phải điều nầy mô tả tình yêu của bạn dành cho Ngài không? Có phải bạn hầu việc
Ngài vì bạn yêu thương Ngài, hay có phải bạn làm việc ấy từ một ý thức bổn phận?
Có thể chịu khó nhọc mà chẳng có tình yêu thương; nhưng thật khó yêu thương mà
không chịu khó nhọc. Bạn có thể làm việc mà không ở trong tình cảm với Chúa. (Minh
họa: Người anh cả – Luca 15:25-32).
Nhưng, bạn không thể nói tôi yêu với Chúa mà lại thụ động được. (Minh họa: Giacốp và sự ông phục vụ
vì Rachên – Sáng thế ký 29).
Hội
Thánh Êphêsô rất năng động trong công việc của Chúa, nhưng họ phục vụ từ một ý
thức bổn phận chớ không phải từ tình yêu nhiệt thành dành cho Ngài. Họ đã trở
nên giống như Mathê, Luca 10:38-42. Nàng chịu khó làm việc, nhưng không xuất phát
từ tình yêu thương.
(Minh họa:
Còn chúng ta thì sao? Có một số người đang hầu việc vì đấy là những gì người ta
mong đợi từ nơi họ và không phải vì họ yêu mến Chúa đâu, có phải không? Tình yêu
dành cho Chúa Jêsus phải có ở tận đáy mọi sự chúng ta đang lo làm. Dù chúng ta
dạy dỗ, rao giảng, ca hát trong ca đoàn, làm vệ sinh nhà thờ, phục vụ trong vai
trò chấp sự, v.v…, chúng ta phải làm việc xuất phát từ tình yêu dành cho Chúa!
Chúng
ta không luôn nói chúng ta yêu tội nhân giống như chúng ta đáng phải có. Có người
không đáng yêu. Nhưng nếu chúng ta yêu mến Ngài như chúng ta đáng phải có,
chúng ta sẽ có thể làm chứng cho họ dù là cách thế nào. Chúng ta sẽ không luôn
yêu kẻ mà chúng ta buộc phải yêu vì Ngài, nhưng nếu chúng ta yêu Ngài, chúng ta
sẽ vui sướng chấp nhận sự kêu gọi vì sự vinh hiển của Ngài.
Bạn
có thành thật nói rằng tấm lòng bạn vẫn đầy dẫy với tình yêu ban đầu ấy, nhiệt
thành, đầy cảm xúc, cao tột dành cho Chúa Jêsus không? Hay, có phải bạn đã bỏ đi
tình yêu ban đầu đó? Bây giờ, hãy thôi đứng nhìn vào ai khác và những gì họ đang
làm hay không làm. Bạn cần phải đọc chính bức thư của mình hôm nay rồi để cho Chúa
phán với tấm lòng của bạn).
I. Chúa
Jêsus xem xét tiếng tăm của họ
II. Chúa
Jêsus phơi bày thực tại của họ
III. CHÚA
JÊSUS GIẢI THÍCH PHƯƠNG CỨU CHỮA (câu 5)
(Minh họa:
Chúa Jêsus không đến để làm cho họ bị tổn thương; Ngài đã đến để cứu giúp họ! Ngài
hiến một lời khen ngợi, một lời than phiền, giờ đây Ngài thốt ra
một lời
chỉnh sửa. Ngài nói cho họ biết họ phải sửa chữa điều chi là sai trái
trong Hội Thánh của họ).
A. Ngài nói về việc “nhớ”
– Chúa
Jêsus kêu gọi số người nầy hãy nhìn lại. Ngài muốn họ nhớ lại giây phút họ đạt
tới chỗ nhìn biết Ngài. Ngài muốn họ suy gẫm lại những gì Ngài đã làm cho họ. Ngài
muốn họ nhớ lại mọi sự phấn khích và cảm xúc của những ngày đầu ấy với Ngài. Ngài
muốn họ quay nhìn lại thời điểm khi lòng kính mến của họ dành cho Ngài đã tác động
mọi sự họ đã làm.
Một
số người trong chúng ta cần phải nhớ lại. Chúng ta đã được cứu lâu đến nỗi
chúng ta đánh mất sự rung động của những ngày đầu “lưu luyến” ấy. Bạn có thể nhớ cảm xúc ấy như thế nào khi lần đầu tiên bạn đến
với Chúa Jêsus và gánh nặng tội lỗi của bạn đã được cất ra khỏi tấm lòng mình? Bạn
có thể nhớ lại lúc chỉ nhắc tới danh của Ngài cũng đủ đem lại cho bạn đôi mắt đẩm
lệ? Bạn có thể nhớ lại khi tấm lòng bạn thật dịu dàng và tại bàn thờ trò chuyện
với Ngài bạn cảm thấy như đang ở nhà, bạn có nhớ không? Hãy dành ra một phút suy gẫm lại việc ấy là
thể nào đi! Giờ đây, hãy xem nó là thế
nào rồi! Bạn có thể thành thật nói rằng bạn vẫn hướng cả đầu tới chơn mình vào
tình yêu thương với Chúa Jêsus hôm nay không?
Khi
một thánh đồ của Đức Chúa Trời rời khỏi tình yêu với Chúa Jêsus, họ đang ở
trong tình trạng “tái phạm”. Họ cần một sự phục hưng. Bước thứ nhứt trong sự phấn hưng là nhớ
lại.
B. Ngài phán về sự ăn năn – Từ ngữ “ăn năn” nói tới “một sự thay đổi ý chí dẫn tới một
sự thay đổi hành động”. Chúa Jêsus đang nói cho dân sự nầy biết rằng họ cần phải ăn
năn tội lỗi không kính mến Ngài như đáng phải có. Họ cần phải dò xét tấm lòng
và thay đổi thái độ của họ đối với Chúa.
(Minh họa:
Cũng chính mưu luận đó cần phải được ấp ủ bởi Hội Thánh hiện đại hôm nay. Chúng
ta đã để cho mọi sự trong thế gian đến trước mặt Chúa. Gia đình, thú vui, công
việc, thậm chí công việc Hội Thánh hết thảy đã chiếm lấy chỗ của Ngài trong tấm
lòng chúng ta. Chúng ta cần phải trở lại với bàn thờ, tái xưng nhận tình yêu
ban đầu cao tột, nhiệt thành ấy rồi hướng cả lòng vào tình yêu với Chúa Jêsus
thêm một lần nữa. Đã bao lâu rồi, kể từ
khi bạn xưng nhận mình thiếu tình yêu nồng cháy dành cho Ngài? Đã bao lâu rồi,
kể từ khi bạn cởi mở và không xấu hổ trong những sự tỏ bày tình yêu dành cho Thầy?
Chúng ta cần phải ăn năn về tình trạng nguội lạnh của mình rồi ngã vào tình yêu
với Chúa Jêsus thật tươi mới).
C. Ngài phán về sự làm lại – Ngài bảo họ phải “làm lại những công việc ban đầu của mình”. Họ được truyền cho phải
khởi sự làm những việc mà họ thường hay làm một lần nữa. Đấy là chìa khóa cho sự
phấn hưng của họ và đấy cũng là chìa khóa dành cho chúng ta nữa.
(Minh họa:
Chúng ta cần phải trở lại với những công việc ban đầu; trở lại với việc đọc
Kinh Thánh; trở lại với sự cầu nguyện; trở lại với việc chứng đạo; trở lại với
sự làm chứng; trở lại với việc khóc lóc; trở lại với việc ngợi khen danh Ngài; chúng
ta cần phải trở lại với những vụ việc đánh dấu chúng ta khi sâu sắc trong tình
cảm với Chúa Jêsus. Hãy đến trước mặt Ngài hôm nay rồi cầu xin Ngài tỏ ra cho bạn
phương thức quay trở lại).
D. Ngài phán về việc cất bỏ – Nếu họ từ chối trở lại nơi mà họ cần phải
trở lại, Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng Ngài sẽ bằng lòng cất bỏ chơn đèn của
họ. Đấy đúng là những gì Ngài đã làm tại thành Êphêsô! Họ không ấp ủ sứ điệp và
Ngài cất bỏ sự sáng của họ. Giờ đây,
không có một công tác Cơ đốc quan trọng nào nữa tại thành phố ấy. Chẳng có gì ở
đó trừ ra những đống đổ nát.
(Minh họa:
Có một ngọn đèn trong phòng khách của chúng ta đang cần thay bóng mới. Khi bóng
được thay, tôi sẽ ném bóng cũ kia vào thùng rác. Tại sao? Sự vô dụng làm phát
sinh ra tai vạ! Một ngọn đèn không chiếu sáng chẳng còn có giá trị gì nữa hết. Khi
một nhà thờ thôi không chiếu sáng tình cảm dành cho Chúa Jêsus; khi họ thôi
không là một ngọn đèn sáng cho Chúa, Ngài sẽ nắm lấy quyền phép, cái chạm của
Ngài và Ngài sẽ đặt nó ở chỗ người ta sẽ tôn cao Ngài và kính mến Ngài.
Tôi
không muốn Đức Chúa Trời cất bỏ những gì chúng ta đang có đây. Tôi không muốn Hội
Thánh nầy trở nên giống với nhiều nhà thờ khác trong thế giới của chúng ta hôm
nay. Nhưng, nếu chúng ta lìa khỏi tình yêu với Ngài và cứ tiếp tục trong tình
trạng đó, ngày sẽ đến khi Ngài cất lấy những gì chúng ta đang có rồi Ngài sẽ
ban nó cho những người nào biết sử dụng nó cho sự vinh hiển của Ngài. Hãy đánh
dấu đi! Một là Nhớ lại, Ăn năn và Làm lại, hay bị Cất bỏ!)
I. Chúa
Jêsus xem xét tiếng tăm của họ
II. Chúa
Jêsus phơi bày thực tại của họ
III. Chúa Jêsus giải thích phương cứu chữa
IV. CHÚA JÊSUS TRÌNH BÀY CHI TIẾT PHẦN THƯỞNG (câu 7)
(Minh họa:
Chúng ta đã nghe lời khen ngợi, than phiền và chỉnh sửa của Chúa. Trong câu sau
cùng nầy, Ngài kết thúc với lời yên ủi. Có hy vọng đấy).
A. Phần thưởng đang sẵn có – Chúa Jêsus phán với “kẻ nào thắng”. Từ ngữ nầy có ý nói “đoạt được chiến thắng”. Dường như muốn nói rằng
có ai đó trong Hội Thánh Êphêsô sẽ nghe theo sứ điệp và ấp ủ sứ điệp ấy. Hạng
người nầy sẽ tìm kiếm mặt Chúa, đem lòng kính mến Ngài trở lại và được phục hồi
tới chỗ mật thiết và tương giao. Phần thưởng nầy đang sẵn có cho hết thảy những
ai chịu tìm kiếm nó.
B. Phần thưởng đáng kinh ngạc – Kẻ nào thắng sẽ có thể kinh nghiệm một
việc mà các tín hữu khác sẽ thiếu mất. Họ sẽ được ăn trái của cây sự sống. Khi Ađam
phạm tội trong vườn Êđen, ông bị trục xuất ra khỏi vườn để ngăn không cho ông ăn
trái của cây nầy, Sáng thế ký 3:22-24. Người nào sống đời sống
nầy từ đầu đến chơn ở trong tình yêu với Chúa Jêsus sẽ được nếm trái của cây đó.
Họ, cùng với các tín hữu khác, đều có sự sống đời đời rồi. Đây là ân ban đặc biệt
cho những ai kính mến Ngài. Chúa Jêsus dường như muốn nói rằng những ai kính mến
Ngài nhất giờ đây sẽ tận hưởng Thiên Đàng nhiều nhất khi ấy. Tôi muốn có mọi sự
ấy ở đây và về sau. Còn bạn thì sao?
Phần kết
luận: Tôi muốn bạn phải thành
thật với lòng mình và với Chúa của bạn chỉ trong một phút thôi. Có phải bạn đã
bỏ đi tình yêu ban đầu ấy? Có phải bạn bận rộn, bận rộn do bổn phận và không bận
rộn vì tình yêu thương? Bạn có thể thành thật nói rằng bạn đang dầy dẫy với
tình yêu nhiệt thành, đầy cảm xúc và cao tột dành cho Chúa Jêsus không? Hay, có
phải bạn muốn nói rằng tấm lòng bạn đã trở nguội lạnh; lòng sốt sắng của bạn
không còn y như trước nữa; bạn cần phải nhớ lại, ăn năn, làm lại những công việc
ban đầu? Nếu Ngài đã chạm đến lòng bạn, bạn cần phải xử lý với Ngài. Thời điểm
là bây giờ và địa điểm là ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét