Khải
huyền 3:1-6
MỔ XẺ PHÂN TÍCH MỘT HỘI THÁNH CHẾT
Phần giới
thiệu: Hãy hình dung bạn đang
lê bước, bị khô cháy, gần chết, ngang qua chỗ sa mạc nóng như nung kia xem. Bạn
đang chết khát và gần bị hư mất rồi. Nhưng, ở đàng trước đó, bạn nhìn thấy một
tấm biển có ghi là: “Nguồn nước mát, trong sạch, ban sự sống – chỉ có 5 dặm ở trước mặt”. Tấm biển nầy cung ứng
cho bạn năng lực thật tươi mới, niềm hy vọng mới và bạn tiếp tục lê bước thật
nhọc nhằn ngang qua vùng cát nóng kia. Khi bạn đến nơi được hứa cho, bạn nhìn
thấy một tòa nhà nguy nga, rực rỡ với vẻ đẹp của nó, tấm biển ở bên ngoài đang
mời bạn bước vào trong, thậm chí còn vẫy mời bạn với lời hứa nước ban sự sống nữa.
Vì
vậy, bạn lê bước qua lối vào bên trong một tòa nhà thật vinh hiển, rồi ở đó trước
mặt bạn là cái giếng được hứa cho, với cái thùng sẵn sàng để được dòng xuống,
nó có thể chứa đầy nước để dập tắt cơn khát của bạn và đổ sự sống vào trong
thân thể bạn. Với chút sức lực sau cùng, bạn dòng cái thùng kia xuống giếng, trông
mong nước bắn tung tóe lên khi cái thùng chạm mặt nước bên dưới, song chuyện ấy
chẳng xảy ra. Âm thanh duy nhứt là tiếng chạm trơ trẻn của cái thùng khi đụng đến
đáy giếng.
Bạn
nghĩ, có lẽ mình đang hôn mê, vì vậy bạn xoay cái thùng kia, chỉ để thấy nó đầy
cả đất. Đất không thể dập tắt cơn khát của bạn được, song đất chỉ đào sâu cơn
khát rồi hủy diệt hết mọi hy vọng. Nghe gượng gạo quá, có phải không? Đây là kinh
nghiệm của những ai đi đến nhà của Đức Chúa Trời với sự trông mong được uống nước
và ăn bánh sự sống no nê, chỉ để nhìn thấy mọi biểu hiện ở bên ngoài và các
nghi thức, chẳng có cứu giúp hay hy vọng gì hết cho những ai thực hiện hành
trình của họ đến tại đó.
Đấy
là tình trạng của Hội Thánh mà chúng ta đang xem xét hôm nay. Hội Thánh Sạt-đe đã
nhiễm lấy bản chất của thành phố mà Hội Thánh hiện diện ở trong đó. Một chút
lai lịch nhắm vào thành phố sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tình trạng của Hội Thánh nầy.
+ Sạt-đe là thủ phủ
của Ly-đi.
+ Thành phố nầy được
sáng lập khoảng năm 1.200TC.
+ Thủ phủ nằm trên đỉnh
cao nguyên với cao độ 1.500 foot. Có một con đường hẹp dẫn vào trong thành phố.
Các mặt kia của cao nguyên nầy toàn là dốc đá. Điều nầy khiến cho thành phố được
an toàn và gần như quân xâm lược không thể phá thủng được.
+ Sạt-đe là quê hương
của Aesop, truyền thuyết về ông hết thảy chúng ta đều đã nghe kể từ khi còn nhỏ.
+ Những đồng tiền
vàng và bạc đã được đúc trước tiên ở đây.
+ Thành phố Sạt-đe vốn
nổi tiếng về những công nghệ được điều nghiên ở đó. Thảm, len và vải nhuộm đều
là các sản phẩm chính của họ. Nghệ thuật nhuộm là nghề được phát minh ở tại Sạt-đe.
+ Có một thời, Sạt-đe
là một trong những thành phố lớn nhứt trên thế giới. Nó lên tới tột đỉnh dưới
thời Vua Croesus. Vua Croesus và Sạt-đe đều nổi tiếng khắp thế giới nhờ vào sự
giàu có của họ. Trên một phần nào đó của thế giới, người ta vẫn còn nghe nói
câu: “Giàu
như Croesus”.
+ Trong khi Sạt-đe lên
tới tột đỉnh của nó dưới thời Croesus, nó cũng sụp đổ dưới sự trị vì của ông ta.
Ông ta và dân sự của thành phố đã trở nên tự mãn trong sự giàu có, quyền lực của
họ và tình trạng bất khả xâm phạm của thành phố nầy. Khi khu vực ấy, nơi có
thành phố Sạt-đe, Vua Cyrus người Batư đã đến tấn công họ, Vua Croesus và dân sự
của ông cứ ẩn trốn trong thành phố, tin rằng họ sẽ được an ninh. Một đêm kia, một
trong các binh lính Batư nhìn thấy một binh sĩ của thành Sạt-đe để rơi chiếc mũ
sắt qua bức tường thành. Anh ta để ý thấy
tên lính đó men theo một con đường kín xuống bên sườn núi để lấy lại chiếc mũ sắt
của mình. Khi bóng đêm phủ xuống, Cyrus và các binh đoàn của ông ta đã men theo
con đường kín đó bên sườn núi, đột nhập vào thành phố trong khi những tên lính
gát còn say ngủ và họ đã chinh phục thành Sạt-đe.
+ Sạt-đe tìm lại sự
giàu có trước kia của mình dưới sự trị vì của Đại đế Alexander, nhưng bị xâm lược
và đánh bại bởi Đại đế Antiochus, ông nầy cũng đột nhập vào thành phố lúc ban đêm
khi các lính canh còn say ngủ.
+ Khi quân Lamã đến,
Sạt-đe vẫn còn là một thành phố giàu có, đầy quyền lực, nhưng đấy chỉ là cái vỏ
trước kia của nó thôi. Đến thời của Giăng, Sạt-đe chỉ là cái vỏ của những gì mà
nó đang có. Dân sự thì biếng nhác, thoái hóa, vô đạo và tự mãn. Sạt-đe đang dãy
chết do lãnh đạm và dửng dưng.
+ Thành phố vốn tự
hào về quá khứ của nó; nó vốn tự hào về tiếng tăm của mình. Nhưng, tiếng tăm của
nó hết thảy đều chẳng còn chi hết. Đối với mọi sinh hoạt và mục đích của nó, thành
phố Sạt-đe đã dãy chết, thậm chí đang khi nó còn sống.
Rõ ràng, Hội Thánh ở Sạt-đe
đã tiếp lấy bầu không khí của thành phố. Hội Thánh đã trở thành một thứ nhiệt kế
ghi nhiệt độ của thành phố thay vì là bộ điều chỉnh nhiệt làm thay đổi nhiệt độ
của thành phố. Chính vì Hội Thánh nầy đã
rơi vào chỗ biếng nhác, lãnh đạm, và tự mãn mà Chúa Jêsus đã ngự đến. Giống như
thành phố Sạt-đe chắc chắn đang dãy chết, Hội Thánh cũng một thể ấy nếu Đấng
Christ ở trong thành phố đó. Chúa Jêsus chẳng có một lời khen ngợi nào dành cho
họ hết, nhưng Ngài có một đôi lời tư vấn. Tôi muốn chúng ta hãy nhìn vào lời lẽ
của Chúa chúng ta ban cho Hội Thánh đang dãy chết nầy. Có một lời cảnh cáo cho
chúng ta trong mấy câu nầy nữa đấy.
Cho phép tôi nhắc cho bạn
nhớ các thư tín nầy có thể được xem xét trong ba cách: 1.) Về mặt thực tế – Các thư tín nầy đã được viết ra gửi cho những Hội
Thánh thực với các nan đề thực. 2.) Về
mặt tiên tri – Các thư tín nầy phác họa Hội Thánh ở những chặng đường khác nhau
trong lịch sử Hội Thánh. Hội Thánh đặc biệt nầy phác họa thời kỳ giữa năm 1.500
và sự Cất Lên. Nó phác họa Công Cuộc Cải Chánh Tin Lành. Nó phác họa tính chất
chính thống đang dãy chết. Nó phác họa tình trạng của nhiều Hội Thánh trong thế
giới của chúng ta. 3.) Về mặt cá nhân
– Các thư
tín nầy có đôi điều để nói với từng Hội Thánh và từng tín hữu nào đang ở dưới âm
điệu của sứ điệp của họ.
Tôi muốn xem xét lời lẽ
của Chúa Jêsus cho Hội Thánh nầy hôm nay. Ngài có đôi điều để nói với họ và
Ngài có đôi điều để nói với chúng ta nữa. Chúng ta hãy lắng nghe khi Chúa Jêsus,
Vị Y Sĩ Đại Tài, thực hiện phần Mổ Xẻ Phân Tích Một Hội Thánh Đang Dãy Chết.
I. LỜI
CÔNG BỐ CỦA VỊ Y SĨ ĐẠI TÀI (câu 1)
A. Ngài đến công bố ra thần tính của Ngài – Chúa Jêsus đến với Hội
Thánh nầy như Đấng có “bảy vì thần Đức Chúa Trời” và như Đấng đang nắm giữ “bảy ngôi sao”.
“Bảy vì thần Đức Chúa Trời” đề cập đến Đức Thánh
Linh trong chức vụ trọn vẹn của Ngài. Chức vụ gấp 7 lần của Đức Thánh Linh đã được
xác định ở Êsai 11:2. Trong tay Ngài là sự đa
dạng của Đức Thánh Linh. Đây là một sự nhắc nhớ cho các Hội Thánh rằng chúng ta
cần phải sinh hoạt, không ở dưới năng lực tài khéo, chức năng lãnh đạo và tổ chức
của của con người, mà ở dưới quyền phép đáng sợ của Đức Thánh Linh. Khi Hội
Thánh bước đi trong thế lực của xác thịt, chắc chắn chúng ta sẽ thất bại, nhưng
khi chúng ta bước đi trong quyền phép của Đức Thánh Linh, chắc chắn sẽ được
thành công. Sẽ có sự vinh hiển và sẽ có quyền phép, sự sống thay vì sự chết
chóc và vô hiệu quả!
(Minh họa: Khi linh hồn nắm lấy
quyền điều khiển thân thể của con người, những việc lạ lùng sẽ đạt được. Thí dụ,
một tay dương cầm có thể ngồi xuống trước bàn phím; thực hiện hành ngàn động
tác rất thanh nhã, chính xác tạo ra âm nhạc thật tuyệt vời. Tuy nhiên, hãy làm
cho chính tay dương cầm đó phải chịu thương tích làm cho hai cánh tay bị liệt đi,
và lý trí không còn điều khiển hai cánh tay, hai bàn tay và mấy ngón tay được nữa.
Khi ấy, hãy thử đi, linh hồn con người không thể khiến hai bàn tay tạo ra âm nhạc
được. Cũng vậy, khi Thánh Linh Đức Chúa Trời nắm lấy quyền điều khiển các thuộc
viên trong Hội Thánh, những việc lớn có thể đạt được. Tuy nhiên, khi Ngài không
nắm lấy quyền điều khiển, chứng tê liệt là kết quả và không một điều gì có thể đạt
được cho Đức Chúa Trời).
“Bảy ngôi sao” là các Mục Sư của các Hội
Thánh, Khải huyền 1:20. Họ là những sứ giả đem
Lời của Đức Chúa Trời đến cho dân sự.
Chúa
Jêsus hiện ra như Đấng có mọi sự mà Hội Thánh có cần để thành công. Thánh Linh
Ngài có mọi quyền phép mà Hội Thánh có cần. Lời của Ngài có mọi phương hướng mà
các Hội Thánh đang có cần.
Dường
như Chúa Jêsus muốn nói: “Nếu ngươi chịu phục Ta, ngươi sẽ thấy nơi Ta mọi sự ngươi có cần để
hoàn thành sứ mệnh của ta trong thế gian nầy”.
(Lưu
ý: Đấy là một sứ điệp mà Hội Thánh hiện đại đang có cần hôm nay. Người
ta đang thử từng phương pháp dưới mặt trời để đến với hạng tội nhân, và làm
công tác của Hội Thánh. Thế nhưng, mọi quyền phép chúng ta có cần được thấy
trong sự đầy dẫy Đức Thánh Linh và trong Lời của Đức Chúa Trời. Những gì chúng
ta cần có không phải là một phương pháp mới; mà là một khát khao mới muốn tìm
kiếm sự đầy dẫy Đức Thánh Linh rồi làm mọi sự tùy theo những sự dạy của Lời Đức
Chúa Trời).
B. Ngài đến công bố sự phân biệt của Ngài – Chúa Jêsus nói cho họ biết:
“Ta biết
công việc ngươi”. Ngài đến như Đấng nhìn thấy mọi sự và biết rõ mọi sự. Ngài không
khen ngợi công việc của họ và Ngài chẳng xét đoán công việc của họ. Ngài chỉ
nói cho họ biết Ngài biết rõ mọi sự mà họ đang làm.
(Lưu ý: Ngài cũng biết rõ mọi sự
mà chúng ta đang làm nữa! Ngài nhìn thấy hết, cùng với những động lực đang lèo
lái chúng ta làm những việc chúng ta đang làm, Hêbơrơ 4:12-13; Thi thiên 139:2. Ngài nhìn thấy chúng ta như một tổng
thể, và Ngài nhìn thấy từng cá thể nữa. Ngài biết rõ tấm lòng của bạn. Ngài biết
rõ mọi sự bạn đang làm và Ngài biết lý do tại sao bạn làm việc ấy nữa. Đấy là một
tư tưởng rất đứng đắn).
C. Ngài đến công bố phần chẫn đoán của Ngài – Rõ ràng, công việc của họ
cung ứng cho họ phong thái của sự sống. Chúa Jêsus nói cho họ biết họ có tiếng
tăm ấy. Họ là một Hội Thánh rất bận rộn, năng động với một tiếng tăm rất lớn giữa
vòng loài người. Từ những diện mạo ở bề ngoài, Hội Thánh nầy là mọi sự mà một Hội
Thánh đáng phải trở thành. Họ đã tin vào những việc đúng đắn và họ rất bận rộn
cả cộng đồng vì việc lành. Ai nấy đều nhìn vào họ rồi nói: “Hội Thánh ấy đang ở trên ngọn lửa!” Tôi dám chắc khi người
ta đi chuyển vào Sạt-đe từ các thành thị khác, Mục sư của họ cho rằng họ đến viếng
Hội Thánh nầy. Hội Thánh ấy có đủ phong thái của sự sống.
Thế
nhưng, mọi việc không phải giống như vậy đâu! Vị Y Sĩ Đại Tài đã đặt ngón tay của
Ngài trên mạch nhịp của Hội Thánh nầy rồi tuyên bố họ đang chết! Bất luận người
khác nghĩ gì, Chúa Jêsus vốn biết rõ sự thực. Bất chấp người khác có thể nghĩ
gì về Hội Thánh nầy, Chúa Jêsus vốn biết rõ sự thực.
Ngài
nói cho họ biết cho dù mọi người nghĩ là họ đang sống, thực ra họ đang dãy chết
đấy thôi! Lời lẽ nầy nói đúng điều mà nó muốn nói! Giống như một người chết, Hội
Thánh tại Sạt-đe "có tiếng là sống, nhưng mà là chết". Họ đã chết! Có sinh hoạt
đấy, nhưng tự nhiên chẳng phải là sinh hoạt thuộc linh đâu. Có bận rộn đấy, nhưng
họ chẳng đem gì vào cõi đời đời. Họ đang rao giảng, song nhiều đời sống không được
thay đổi và hạng tội nhân chưa được cứu. Họ rất bận rộn, nhưng họ đang sinh hoạt
theo năng lực của xác thịt chớ không theo năng lượng của Thánh Linh Đức Chúa Trời.
Ai nấy nhìn vào họ rồi nói về sinh hoạt của họ. Chúa Jêsus, là Đấng vốn viết rõ
hơn ai hết, đã nhìn vào họ và công bố họ đã chết!
(Lưu
ý: Ngoại hình thực sự dối gạt! Những đóa hoa ở trên bàn nầy có đủ diện
mạo của sự sống. Chúng rất xinh đẹp; chúng có thật nhiều màu sắc và hương thơm;
nhưng chúng đang dãy chết! Chúng bị cắt ra khỏi gốc rễ cung ứng sự sống cho
chúng. Hoa ấy sẽ không sống được nhiều
ngày cho tới khi sắc nó tàn phai; thời kỳ tươi đẹp nhất của chúng không còn nữa;
những cánh hoa đổi màu đi và chúng sẽ ném bỏ. Chúng trông sống đấy, nhưng chúng
đang dãy chết!
Cũng
một thể ấy về những loài thú được trưng bày ở viện bảo tàng. Trông chúng như rất
sống động. Chúng bị đặt vào những môi trường
tự nhiên, nhưng chúng đang chết mất. Thế giới của chúng ta đầy dẫy với những đồ
giả mạo tương tự. Những thứ như hoa làm bằng vải, trái cây làm bằng sáp, v.v…, hết
thảy chúng trông như đang sống vậy, nhưng chúng đã chết mất!)
(Lưu
ý: Minh họa: Sao Bắc Đẩu. Những nhà thiên văn cho chúng ta biết phải
cần đến 33 năm để ánh sáng của ngôi sao đó đến với quả đất. Vì hết thảy chúng
ta đều biết Sao Bắc Đẩu đã bị cháy cách đây 20 năm và chúng ta không biết điều đó
trong 13 năm. Dường như nó vẫn còn ở đó, nhưng nó không có ở đó đâu. Đó là một
ngôi sao đã chết.
Có
nhiều, nhiều Hội Thánh đang ở trong chính tình trạng ấy hôm nay. Hết thảy chúng
đều có diện mạo của sự sống, song Vị Y Sĩ Đại Tài, là Đấng có ngón tay Ngài
trên mạch nhịp của họ, Ngài biết rõ họ đã chết. Quí bạn ơi, ngón tay của Ngài đang
ở trên mạch nhịp của Hội Thánh chúng ta hôm nay. Có phải Ngài cảm thấy có nhịp đập
không? Nhịp ấy có mạnh và vững chắc không? hay, nhịp ấy yếu ớt và thất bại? Ngài biết gì về Hội Thánh chúng ta mà có thể
chúng ta không biết?)
(Lưu
ý: Đây là một số dấu hiệu cho thấy một Hội Thánh đang dãy chết.
+ Một Hội Thánh đang
dãy chết yên nghỉ trên những thành tựu của nó trong quá khứ và nó thỏa mãn
trong tình trạng hiện tại.
+ Một Hội Thánh đang
dãy chết quan tâm nhiều đến những nghi thức và hình thức của họ hơn là quan tâm
về tình trạng thuộc linh.
+ Một Hội Thánh đang
dãy chết quan tâm nhiều về sự thay đổi xã hội hơn là về việc nhìn thấy người ta
được thay đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời.
+ Một Hội Thánh đang
dãy chết quan tâm nhiều với sự phát triển về vật chất hơn là với sự tấn tới về
mặt thuộc linh.
+ Một Hội Thánh đang
dãy chết quan tâm nhiều với việc làm cho người ta đẹp lòng hơn là làm cho Đức
Chúa Trời được đẹp lòng.
+ Một Hội Thánh đang
dãy chết bám chặt lấy những tín điều và những xưng nhận của nó hơn là bám lấy Lời
của Đức Chúa Trời.
+ Một Hội Thánh đang
dãy chết là một Hội Thánh mất đi lòng tin quyết, họ không còn tin Kinh Thánh là
Lời của Đức Chúa Trời nữa).
(Lưu
ý: Đấy là một số dấu hiệu của một Hội Thánh đang dãy chết, còn đây là
những dấu hiệu sự sống trong một Hội Thánh:
+ Tấn tới – tất cả những sự sống động
được đánh dấu bởi sự tấn tới. Bao lâu bạn và tôi còn sống trong thân thể, chúng
ta đang lớn lên; chúng ta đang thay đổi; chúng ta đang phát triển. Khi sự tấn tới
dừng lại, có nghĩa là chúng ta sắp chết!
Hội Thánh cũng không ở ngoài ngoại lệ. Khi người ta nghĩ tới
sự phát triển trong Hội Thánh, ngay lập tức họ nghĩ tới sự phát triển về số lượng.
Tôi nghĩ rằng đấy là một phần trong sự tấn tới đó. Nhưng, phương thức chủ yếu một
Hội Thánh chứng tỏ sự sống là qua sự tấn tới về mặt thuộc linh. Một Hội Thánh sống
động sẽ tiếp tục phát triển về mặt thuộc
linh. Khi một Hội Thánh thôi không tấn tới về mặt thuộc linh, nó đang thoái hóa
và đang dãy chết.
+ Hài hòa – Khi một thân thể vật
lý phát triển những nan đề, sở dĩ như thế là vì có sự bất hòa trong thân thể. Ung
thư là một trường hợp tốt cho điều nầy. Một
số tế nào đã bị nhiễm bởi chứng ung thư và chúng tấn công các tế bào khác trong
thân thể. Nếu điều nầy cứ như thế không kiểm soát, kết quả sẽ là sự phân hủy và
sự chết cho thân thể ấy.
Cũng thực như thế trong Hội Thánh. Khi một Hội Thánh sống động
và mạnh giỏi, sẽ có sự hiệp một và hài hòa trong mối giao thông. Khi không có,
thân thể mắc bịnh tật và cứ hướng tới rối rắm, trừ phi các phần bị tiêm nhiễm
trở lại với sự hài hòa. Khi một Hội Thánh bị đổ vỡ, nó đang hướng đến tai họa
và sự chết.
+ Tình cảm – Dấu hiệu khác của sự
sống trong lãnh vực vật lý là tình cảm. Vì tôi sống, tôi có thể bật cười; tôi
có thể khóc; tôi cảm thấy đau khổ; tôi cảm thấy mừng vui; tôi có những tình cảm
và chúng chứng tỏ sự thực là tôi đang sống. Khi một thân thể vật lý chết đi, một
trong những biểu thị rõ ràng nhất là thiếu tình cảm hoàn toàn. Người chết không
tỏ ra một dấu hiệu nào về tình cảm. Họ không thể vì họ đã chết rồi.
Một lần nữa, điều nầy cũng rất thực trong Hội Thánh. Một Hội
Thánh sống là một Hội Thánh rất tình cảm! Sẽ có những lúc khi chúng ta cùng cười
đùa với nhau, khóc lóc với nhau, cùng nhau hô to lên, ca hát với nhau, làm tổn
thương nhau rồi cầu nguyện với nhau. Nói khác đi, khi có sự sống, thì có tình cảm.
+ Cử động – Dấu hiệu khác của sự sống
là cử động. Những thân thể vật lý là
thân thể biết cử động. Một dấu hiệu chắc chắn về sự chết là sự thiếu vắng cử động.
Cũng một thể ấy trong Hội Thánh. Khi có sự sống trong một Hội
Thánh, sẽ có cử động. Hội Thánh sẽ trở nên năng động trong thế gian khi lo làm
công việc của Chúa).
(Lưu
ý: Vậy, chúng ta sẽ đánh giá như thế nào đây? Có phải chúng ta chứng tỏ
những dấu hiệu của sự sống, hay các dấu hiệu của sự chết? Tôi không nghĩ là
chúng ta đang dãy chết! Nhưng, tôi nghĩ chúng ta có thể tỏ ra nhiều dấu hiệu của
sự sống).
I. Lời công bố của Vị Y Sĩ Đại Tài
II. ĐƠN THUỐC CỦA VỊ Y SĨ ĐẠI TÀI (các câu 2-3)
(Minh
họa: Hội Thánh ở Sạt-đe đang ở trong cái khuôn buồn bã, nhưng không phải
hết thảy đều bị hư mất đâu! Vẫn còn có hy vọng cho họ thực hiện một số thay đổi
và quay trở lại chỗ mà họ cần phải có mặt).
A. Họ được truyền cho phải tỉnh thức – Họ được truyền cho phải “tỉnh thức”. Sát nghĩa, điều nầy có
ý nói rằng họ cần phải “săn giấc ngủ”. Hội Thánh nầy là một Hội Thánh với quá khứ rất vinh hiển. Họ
đã để cho sự thành công trong quá khứ của họ ru ngủ họ trong một tình trạng tự
mãn và ngủ vùi về mặt thuộc linh. Chúa Jêsus kêu gọi họ thôi đừng ngủ nữa. Mạng
lịnh của Ngài dành cho họ là phải thức tỉnh và nhìn biết rằng những đắc thắng của
ngày hôm qua là không đủ cho ngày hôm nay!
(Minh
họa: Dân sự ở Sạt-đe đã hiểu chính xác những điều Chúa Jêsus đang nói tới.
Như tôi đã nhắc ở trên, Sạt-đe được dựng lên trên đỉnh của một ngọn núi. Nó có
một lối vào ở sườn phía Nam, là con đường duy nhứt mà bạn có thể bắt lấy để vào
trong thành phố ở những ngày xa xưa. Vì lẽ đó, mọi sự mà Sạt-đe phải làm là đặt
chi tiết vào đúng một chỗ, là khiến cho thành phố phải thức tỉnh. Nhưng trong
hai cơ hội trong lịch sử, họ đã bị xâm lược bởi kẻ thù vì họ đã cảm thấy an
ninh, khi tin tưởng rằng đồi núi là không thể đánh chiếm được, và lính canh ngủ
vùi khi canh gát. Đến năm 549TC, binh lính của Cyrus đã đắp công sự, rồi một lần
nữa vào năm 218TC, Đại đế Antiochus đã chiếm lấy Sạt-đe vì một người lính trượt
chơn qua các bức tường trong khi canh gát bất cẩn. Khi chúng ta để cho mình say
ngủ vì cớ những gì chúng ta đã tận hưởng trong quá khứ, chúng ta sẽ thấy mình bị
quân thù chinh phục, I Phierơ 5:8).
(Minh
họa: Điều nầy xảy ra rất thường trong các Hội Thánh. Một Hội Thánh sẽ vật
vã trong phần khởi sự của nó và nhóm cốt lõi đã sáng lập Hội Thánh ấy sẽ phải
chịu khó làm việc, cầu nguyện, làm chứng, dâng hiến và đầu phục Đức Chúa Trời để
nhìn thấy Hội Thánh sống động. Trải qua thời gian, có nhiều người thêm vào Hội
Thánh. Nhiều tiền bạc được dâng hiến. Nhiều nhà thờ được xây dựng và người ta đã
hưởng được những buổi thờ phượng tốt đẹp. Tuy nhiên, ở giữa những việc tốt lành
nầy, một việc kinh khủng đã xảy ra. Hội Thánh bắt đầu mất khải tượng đã làm cho
họ ra mạnh mẽ trong những ngày đầu sớm sủa của họ. Họ trở nên hài lòng khi ngồi
lại rồi vui hưởng bông trái thành quả của họ. Và, đang khi chúng ta cần phải cảm
tạ về những điều Chúa đã làm cho chúng ta, chúng ta không bao giờ đạt tới một
chỗ mà ở đó có thể tiến lên cao nữa! Không có thì giờ để nhìn lại ngày hôm qua đâu!
Khải tượng của chúng ta là ngày hôm nay và vì ngày mai. Hãy nhìn quanh xem! Chúng
ta đang lớn tuổi rồi! Ai sẽ chiếm lấy chỗ của chúng ta? Hãy nhìn quanh đi! Chúng
ta có đầy đủ rồi, song khải tượng của chúng ta không còn nữa! Hãy nhìn quanh
xem! Chúng ta lấy làm thỏa lòng với những gì chúng ta đang có và chúng ta đã đánh
mất ngọn lửa khiến cho chúng ta được mạnh mẽ!
Chúng
ta phải đánh trận với khuynh hướng trở nên im lặng, thỏa lòng, tự mãn và dửng dưng).
B. Họ được truyền cho phải làm việc – Chúa ban cho Hội Thánh
nầy bốn sinh hoạt mà họ cần phải bận rộn dấn thân vào. Những điều nầy sẽ giúp bất
kỳ Hội Thánh nào đã ngủ vùi đối với Chúa Jêsus!
1. Phục hồi – “làm cho vững sự còn lại” – Ngài nói cho họ biết
không phải mọi sự thuộc về họ đều đã chết hết đâu. Vẫn còn một số việc có ngọn
lửa sống động ở trong chúng. Những việc nầy cần phải được phục hồi lại trước
khi chúng chết mất. (Minh họa: Cụm từ:
“là
sự hầu chết”, sát nghĩa có ý nói: “là điều gõ cửa sự chết”). Đây là lời kêu gọi dành
cho họ phải khuấy đảo luôn những vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời! Đây là lời kêu
gọi phải phục hồi!
(Minh
họa: “vì ta không thấy công việc của ngươi là
trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời ta”. Câu nầy có ý nói rằng “công việc của ngươi là bất toàn
và không đến được thiên đàng”. Họ có một số việc ở giữa họ là tốt lành đấy,
song chúng là những việc làm cần được phục hồi trước khi chúng tạo ra một sự
khác biệt đời đời. Họ đang ca hát, đang cầu nguyện, đang giảng đạo và bố thí, nhưng
công việc của họ chưa đến được Thiên đàng. Họ chẳng đạt được điều gì có giá trị
đời đời cả. Họ là một dân sự chết đang làm những công việc chết.
Có
thể là họ rất bận rộn trong những vụ việc của Đức Chúa Trời, tuy nhiên lại chẳng
làm chi hết cho Đức Chúa Trời. Trừ phi các việc làm của chúng ta là trọn vẹn, chúng
sẽ không hề đến được Thiên đàng, và sẽ chẳng có sự vinh hiển nào cho Đức Chúa
Trời trong Hội Thánh. Khi được khuấy đảo bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời, Hội
Thánh sẽ bước vào đời mới và sinh hoạt khởi sắc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!)
2. Nhớ – “Vậy hãy nhớ lại mình đã
nhận và nghe đạo thể nào” – Số người nầy được tư vấn cho, hãy nhớ lại chỗ mà Chúa đã đưa họ đi
từ đó và những gì Ngài đã làm cho họ. Họ cần phải nhớ đến những ngày khi họ hầu
việc Chúa xuất phát từ tấm lòng vui mừng và mong muốn làm bất cứ điều chi để đạt
được ý chỉ Ngài! Họ cần phải nhớ ăn ở trong quyền phép Đức Chúa Trời là như thế
nào khi ngọn lửa vinh hiển của Ngài bừng cháy lên và Ngài sử dụng họ cho sự
vinh hiển của Ngài!
(Minh
họa: Ký ức có thể là một việc không tốt, đặc biệt khi ký ức của chúng
ta khiến cho chúng ta phải sống trong quá khứ rồi yên nghỉ trên vinh hiển của
quá khứ. Tuy nhiên, nếu ký ức khiến cho chúng ta tỉnh thức và khiến cho chúng
ta được lại sanh trong hiện tại, khi ấy ký ức góp phần như một mục đích tốt đẹp!
Nếu chúng ta cần phải nhớ lại bất cứ điều gì, chúng ta hãy nhớ Đức Chúa Trời là
Đấng làm cho Hội Thánh ra cao trọng vì sự vinh hiển của Ngài, và hãy tìm kiếm
Ngài một lần nữa!)
3. Quyết tâm – “Giữ lấy” – Hội Thánh nầy được truyền
cho phải giữ lấy những việc vẫn đang sống động ở giữa họ. Họ cần phải hạ quyết
tâm ở trước mặt Chúa hầu cho họ không để cho những việc ấy ngã chết đi.
(Minh
họa: Luôn luôn có một mối nguy hiểm khi hướng sự chú ý của chúng ta vào
lãnh vực nầy hay lãnh vực khác. Chúng ta không nên phục hồi việc nầy trong khi
chúng ta để cho việc kia chết đi. Khi làm thế chúng ta sẽ rơi vào chính tình trạng
mà chúng ta đã ở trong đó rồi. Cái điều chúng ta đang tìm kiếm là sự biến đổi
hoàn toàn bảo tồn những việc sống động, và phục hồi những việc chết!)
4. Ăn năn – “Ăn năn” – Trong câu nầy, họ đang đối
diện với tội lỗi của họ. Khi những vụ việc của Đức Chúa Trời đã bị coi là chết
mất, tài nguyên duy nhứt của Hội Thánh là sự ăn năn!
(Minh
họa: Ý tưởng ăn năn là một ý tưởng lạ lùng đối với nhiều người trong thời
buổi của chúng ta. Người ta dường như có quyền lựa chọn bất cứ việc gì họ muốn
làm để được tốt hơn và được mọi người tiếp nhận. Quí bạn ơi, Đức Chúa Trời
không bị buộc phải chấp nhận những việc mà bạn đang làm đâu!
Khi
có tội lỗi trong đời sống của một cá nhân, phải có sự ăn năn trước khi có sự phục
hồi và phấn hưng. Cũng thực như thế cho một Hội Thánh. Khi một Hội Thánh tự để
mình bị ru vào tình trạng phải ngủ vùi, hy vọng duy nhứt của họ là phải ăn năn!
Ăn
năn có ý nghĩa như thế nào chứ? Nó có nghĩa là chúng ta đến một chỗ mà ở đó
chúng ta kinh nghiệm một sự đổi ý về tội lỗi của chúng ta kết quả trong một sự đổi
hướng. Chúng ta xây khỏi tội lỗi mình rồi chúng ta hướng về Đức Chúa Trời. Ăn năn
là một sự đổi ý kết quả trong sự thay đổi hành động! Chúng ta là những cá nhân
và chúng ta là một Hội Thánh, chừng nào chúng ta mới ăn năn trước mặt Chúa về
tình trạng biếng nhác, tự mãn, dửng dưng, gian ác và chết chóc v.v….của mình?)
C. Họ được truyền cho phải chờ đợi – “Nếu
ngươi chẳng tỉnh thức, ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi không biết giờ nào ta đến
bắt ngươi thình lình” – Hội Thánh nầy được truyền cho là nếu họ không chịu làm việc
quan trọng tự mình thay đổi, chính mình Chúa sẽ đến giữa vòng họ rồi cất hết những
việc sống động còn lại và Hội Thánh ấy sẽ dãy chết một cách trọn vẹn và hoàn
toàn! Giống như kẻ trộm, Ngài sẽ đến và tước đi thứ chi tốt nhứt, và họ thậm chí
sẽ không biết khi nào Ngài đến và lúc nào Ngài đi. Họ sẽ ở trong tình trạng chết
hoàn toàn.
(Minh
họa: Nhiều Hội Thánh đang ở trong chính tình trạng ấy hôm nay! Khi tiếng
gọi ăn năn ra từ Chúa, họ đã bất chấp tiếng ấy và Ngài đến với họ trong sự phán
xét nhanh chóng. Giờ đây, họ đang hoạt động trong chính phương thức mà họ vốn
có! Họ có những buổi thờ phượng. Họ đã rao giảng. Họ có những chiến dịch truyền
giảng Tin Lành. Họ dâng hiến cho công cuộc truyền giáo. Nhưng, họ đang chết mất!
Họ đã vô hiệu quả! Họ đang nếm trải những cử động! Chẳng có sự sống nào ở giữa
họ hết. Chúa Jêsus đã rút phích cắm ra rồi tuyên bố họ đã chết! Chúa đã viết ra
chữ “Y-ca-bốt”
trên mày cửa và chẳng ai nhìn ra chữ đó nữa.
Giống như Samsôn, Chúa đã bỏ họ và “họ ao ước Chúa nên rời đi”. Đấy là một
tình trạng mà chúng ta muốn tránh né với mọi giá!)
I. Lời
công bố của Vị Y SĨ Đại Tài
II. Đơn thuốc của Vị Y Sĩ Đại Tài
III. NHỮNG LỜI HỨA CỦA VỊ Y SĨ ĐẠI TÀI (các câu 4-6)
A. Lời hứa của Ngài cho số dân sót (câu 4) – Mọi việc đều đã tồi tệ ở tại Sạt-đe, đã có một vài người ở đó đã được
cứu và đang tìm cách hầu việc Chúa. Họ đã được ban cho lời hứa của Chúa rằng họ
sẽ đồng đi với Chúa khi mặc áo màu trắng. Họ đã thể hiện ra lẽ thật trong thế
gian nầy, và họ có thể tin chắc rằng họ sẽ dự phần vào sự vinh hiển của Ngài
trong thế giới ấy.
Áo
trắng được mặc lấy vào thời Lamã trong những kỳ lễ và những lần tiệc tùng. Đây
là một biểu tượng nói tới sự thanh sạch, đắc thắng và hân hoan. Đúng là một lời
hứa cho các thuộc viên trung tín trong Hội Thánh ấy. Chúa Jêsus phán: “Các người hãy cứ giữ lòng trung
tín. Các ngươi không làm bẫn áo của mình với sự chết chóc đang hiện hữu ở quanh
các ngươi. Các ngươi đã được cứu và các ngươi đang phục vụ. Một ngày kia, các
ngươi sẽ đồng đi với Ta trong Thiên Đàng của ta. Khi ấy sẽ là thời điểm đắc thắng,
hân hoan và sự thanh sạch”. Đấy là lời hứa của Ngài cho hết thảy những ai đã
được cứu bởi ân điển của Ngài.
B. Lời hứa của Ngài cho người biết ăn năn (câu 5) – Chúa Jêsus nói cho số người còn lại biết rằng một khi họ chịu ăn
năn, rồi xây lại với Ngài, họ sẽ nhận lãnh một số lời hứa thật quí báu.
+ “Kẻ
nào thắng, sẽ được mặc áo trắng như vậy” –Họ sẽ được làm cho thanh sạch và được đắc thắng.
+ “Ta
sẽ không xóa tên người khỏi sách sự sống” – Họ sẽ được an ninh trong mối quan hệ với Ngài.
Đồng thời, Đức Chúa Trời không nói rằng Ngài bôi xóa tên tuổi của họ. Câu nầy
thường được sử dụng bởi những kẻ tìm cách nói rằng Cơ đốc nhân có thể “mất ơn cứu rỗi của họ”. Đây không phải một câu
nói tạo ra một sự đe dọa về sự hư mất. Đây là câu nói ban hiến một lời hứa quí
báu an ninh tuyệt đối cho hết thảy những ai chịu tin theo Chúa Jêsus.
Có
nhiều điều có thể được nói về các sách nầy. Rõ ràng là có một sách sự sống chứa
hết thảy những cái tên của những người còn đang sống, Xuất Êdíptô ký 32:32. Cũng rõ ràng lắm khi có một Sách Sự Sống của
Chiên Con chứa tất cả những cái tên của người được chuộc, Khải huyền 21:27. Khi một người được cứu, có những cái tên được
ghi trong Sách Sự Sống của Chiên Con. Chúa Jêsus đã phán đây là lý do thật cần
phải vui mừng, Luca 10:20. Có thể khi một người hư
mất chết, tên của họ bị xóa khỏi sách người sống. Vì vậy, khi sự cuối cùng đến,
những tên tuổi được ghi trong cả hai sách sẽ đem ra đối chiếu.
+ “và
sẽ nhận danh người trước mặt Cha ta, cùng trước mặt các thiên sứ Ngài” – Một ngày kia, Chúa
Jêsus sẽ đưa người được chuộc của Ngài vào trong sự hiện diện của các thiên
binh thiên sứ trên Thiên đàng rồi nói: “Đây là kẻ thuộc về Ta! Người không xấu hổ về
Ta và Ta không xấu hổ về người!” (Minh
họa: Hãy minh họa lẽ thật nầy cho rõ nét).
(Lưu
ý: Bạn thấy đấy, đại đa số những người trong Hội Thánh tại Sạt-đe không
những là nguội lạnh và đang ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Họ là hạng tội
nhân bị hư mất, đã chết đang có cần ơn cứu rỗi. Chúa Jêsus đến với họ để ban
cho họ một cơ hội để được cứu.
Điều
nầy nghe rất là ngạo mạn, nhưng tôi tin chắc rằng hầu hết các Hội Thánh đều đầy
dẫy với hạng tội nhân bị hư mất. Họ đang nếm trải những cử động, nhưng họ chỉ
thực hiện những công việc chết. Các Hội
Thánh ở trong khuôn khổ ấy không cần sự phấn hưng, họ cần một sự sống lại!)
Phần kết
luận: Vance Havner từng luận
rằng công cuộc truyền giáo thường bắt đầu với một người có khải tượng. Khải tượng
ấy được nhiều người nắm bắt lấy rồi trở thành một phong trào. Khi phong trào kiếm
được nhiều môn đồ và đà tiến, nó trở thành một cổ máy. Sau một thời gian ngắn, người
ta quên đi khải tượng và những gì từng là một phong trào lại trở thành hư không
chẳng khác gì hơn một bia tưởng niệm dành cho một người và một quá khứ vinh hiển.
Luôn
luôn có một mối nguy hiểm, là bất cứ Hội Thánh nào cũng có thể dãy chết. Như
Denis Lyle đã viết: “Thật là tai hại, nhiều nhà thờ đang dãy chết. Giống như cái xác của
Laxarơ, các thi thể Hội Thánh nầy có mùi hôi sự chết ở trên chúng. Họ có dáng dấp
của sự sống, nhưng họ thực sự đang dãy chết. Nơi thánh của họ là nhà xác có gác
chuông. Họ là những hội chúng gồm các thây ma. Họ có những kẻ chuyên lo dịch vụ
tang chế cho nhân sự; các thứ ướp xác cho hàng trưởng lão; và dịch vụ tang chế
cho quí Mục sư. Mục sư của họ có bằng tốt nghiệp từ Nghĩa địa. Còn ca trưởng là
nhân viên điều tra các vụ chết bất thường ở địa phương. Họ hát: "Được ướp
xác với mùi hương Galaát". Lúc có sự cất lên, họ sẽ là những Hội Thánh đầu
tiên được cất lên vì Kinh Thánh có chép: “kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại
trước hết”.
Vi
Y Sĩ Đại Tài có ngón tay của Ngài trên mạch đập của Hội Thánh nầy và trên mạch
của từng tín đồ. Cái chạm của Ngài tỏ ra điều gì về chúng ta? Tôi muốn thách thức
từng người trong quí vị hãy xem xét tấm lòng mình và sinh hoạt của Hội Thánh nầy.
Nếu Ngài đã phán với bạn về bất cứ nhu cần nào. Bàn thờ nầy đang rộng mở đây!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét