Khải huyền
3:7-13
LOẠI
HỘI THÁNH
ĐỨC
CHÚA TRỜI SỬ DỤNG
Phần giới thiệu: Trong bảy thư tín của
Chúa chúng ta gửi cho các Hội Thánh ở Tiểu Á, chỉ có hai thư tín là không nhận
bất kỳ một loại chỉnh sửa hay quở trách nào. Một là thư tín gửi cho Hội Thánh ở
Simiệcnơ, Khải
huyền 2:8-11, và thư tín kia là bức thư nầy gửi cho Hội Thánh ở Philađenphia. Trong
khi thư tín gửi cho Hội Thánh tại Simiệcnơ là một thách thức cho họ phải giữ
trung tín cho đến chết, bức thư nầy thì đầy dẫy với ca tụng và khen ngợi. Năm
thư tín kia hết thảy đều chứa những lời lẽ than phiền và chỉnh sửa, nhưng Hội
Thánh nầy chẳng nhận chi khác trừ ra sự khen ngợi từ Đức Chúa Jêsus Christ.
Khi bạn đọc thư tín nầy, bạn mau nhận ra
rằng đây là một Hội Thánh mà Chúa đang sử dụng cho sự vinh hiển của Ngài. Thực
vậy, trải xuống từ lịch sử, loại Hội Thánh Đức Chúa Trời đã sử dụng thường
thích ứng với khuôn mẫu Hội Thánh Philađenphia. Tôi muốn Hội Thánh nhà phải là
một Hội Thánh mà Đức Chúa Trời có thể sử dụng, còn bạn thì sao? Tôi muốn Chúa
nhìn xuống chúng ta rồi nói: “Có một Hội Thánh mà ta có thể làm chi đó với vì
sự vinh hiển của ta”. Tôi muốn
chúng ta sinh hoạt thích ứng với khuôn mẫu Philađenphia nầy. Tôi tin thì giờ tối
nay rất có giá trị khi chúng ta nhìn vào phân đoạn nầy rồi đích thân mình xem
xét những đặc điểm của một Hội Thánh mà Đức
Chúa Trời sử dụng. Khi ấy chúng ta hãy xét xem Hội Thánh nhà của chúng ta có
thích ứng với khuôn mẫu ấy hay không. Nếu thích ứng, thế thì hãy ngợi khen Đức
Chúa Trời! Chúng ta hãy tiến tới trước! Nếu Hội Thánh không thích ứng, vậy thì
chúng ta đừng để phí thì giờ lo thay đổi khuôn mẫu, chúng ta hãy thay đổi Hội
Thánh sao cho thích ứng với khuôn mẫu!
A. Các thuộc tính của Ngài - Câu nầy chỉ ra các đặc điểm
của Quan Trưởng của loại Hội Thánh nầy.
1. Ngài là Thánh – Nghĩa là, Ngài không có tì vít chi hết! Ngài tuyệt đối trọn vẹn
và vô tội. Đấy là Chúa mà chúng ta đang phục sự, I Phierơ 2:22; Hêbơrơ
4:15! (Lưu ý: Người
nào muốn đồng đi với Ngài phải học biết ăn ở trong sự thánh khiết nữa - Amốt
3:3; I Phierơ 1:16).
2. Ngài rất chơn thật – Từ ngữ “chơn thật” có ý nói tới “thành thật, điều chi chân thật”. Nói khác đi, Ngài là Đấng
duy nhứt xứng đáng tin tưởng, trông cậy và vâng phục! Ngài là Đấng duy nhứt đáng
đi theo! Hội Thánh mà Đức Chúa Trời sử dụng sẽ luôn luôn là một Hội Thánh được
dựng nên giống với Đấng Christ thật nhiều, Giăng 12:32; Côlôse 1:18!
B. Hoạt động của
Ngài – Đây là việc làm của Vị Quan Trưởng của loại Hội Thánh nầy.
1. Công việc của Ngài nơi hai cánh cửa sự sống
– Ngài
luôn bận rộn lo mở và đóng hai cánh cửa. Khi Kinh Thánh chép Chúa Jêsus có chìa
khóa của David, đây là phần tham khảo đến Êsai 22:22. Đây là lời tiên tri về
một tôi tớ của David tên là Êliakim, song đây là một bức tranh nói tới Đấng
Mêsi hầu đến, Ngài sẽ chịu chết trên thập tự giá! Ý tưởng về các chìa khóa chứa
hai tư tưởng: Tiếp cận và có quyền. Người nào có các chìa khóa có thể để cho bạn bước vào trong hay người ấy
có thể giữ bạn ở ngoài. Ngài có các chìa khóa và với những chìa khóa ấy còn có
uy quyền để cho người ta vào trong hoặc giữ họ ở ngoài tùy theo ý của mình. (Minh họa:
Chìa khóa xe và chìa khóa nhà của bạn). Chúa Jêsus được mô tả ở đây như Nhân Vật có
chìa khóa! Ngài nắm giữ những chìa khóa đến gần và có thẩm quyền cho mọi loài sống!
a. Ngài cầm chìa khóa của sự cứu rỗi - Khải huyền 1:18 – Chỉ một mình Ngài mới
có thể mở Thiên Đàng ra và khóa trái Địa Ngục lại, chỉ một mình Ngài mới có thể
khóa Thiên Đàng lại và mở Địa Ngục ra cho bạn! (Minh họa: Bạn không thể chết cho
tới chừng Ngài mở cánh cửa sự chết ra cho bạn và bạn không thể sống một khi
cánh cửa ấy được mở ra!)
b. Ngài cầm chìa khóa của sự phục vụ - Khải huyền 3:8 – Chỉ một mình Chúa Jêsus
mới mở được hai cánh cửa phục vụ! Chính Ngài là Đấng quyết định Hội Thánh nào
và chức vụ nào thích ứng và với mức độ nào đó! Khi Ngài mở cánh cửa phục vụ ra,
bạn có thể mong Ngài chúc phước cho bạn thật nhiều nếu bạn bắt tay vào đó. Khi
Ngài đóng cánh cửa phục vụ lại, bạn chỉ có việc nhận lãnh điều đó và bước tới. Không
một lượng bào chữa, thúc đẩy hay chạy chọt nào sẽ mở lại được cánh cửa ấy!
2. Sự quan phòng của Ngài về những việc làm của
sự sống –
Chúa thường xuyên quan sát đời sống của dân sự Ngài, Châm ngôn 15:3, Hêbơrơ
4:13. Ngài
biết những gì chúng ta làm với những cơ hội mà Ngài ban cho chúng ta. Ngài quan
sát công việc của chúng ta và Ngài nhìn thấy những sự thành công và thất bại của
chúng ta. (Lưu
ý: Ý ở đây là Chúa Jêsus đang hiện hữu ở giữa Hội Thánh của Ngài - Khải
huyền 1:13, 20. Ngài hiện hữu ở giữa Hội Thánh của Ngài hầu tạo ra những cơ
hội để chúc phước cho và sự hữu dụng. Ngài hiện hữu ở giữa Hội Thánh của Ngài để
xét đoán mọi động lực và những sự phục vụ của chúng ta. Tuy nhiên, tuyển dân của
Ngài thường không công nhận Đấng Tạo Hóa đang ở giữa họ! Tôi tin rằng nhiều Hội
Thánh sẽ đạt tới một đời sống mới nếu họ học biết công nhận, thờ phượng và tôn
cao Đấng Christ là Đấng di động giữa vòng họ!)
II. TÌNH TRẠNG CỦA HỘI
THÁNH NẦY (câu 8b)
A. Đặc ân mà họ thưởng thức
–
Đây là một Hội Thánh được Chúa chúc phước cho. Ngài đã ban cho họ một cánh cửa
mở cho sự phục vụ và Ngài hứa giữ cho cánh cửa mở ra cho họ cho dù có nhiều người
khác muốn đóng nó lại! (Minh họa: Thành
Philađenphia được sáng lập như một thành phố chuyên về truyền giáo. Thành nầy được
sáng lập như một cửa ngõ sang Á châu nhờ đó nền văn hóa Hylạp có thể lan rộng đến
các dân bên Đông phương. Vì lẽ đó, họ rất quen thuộc với ý tưởng về cánh cửa mở). (Lưu ý: Có
nhiều lần Chúa đặt cánh cửa mở trước mặt một Hội Thánh hay một chức vụ. Việc
khôn ngoan phải làm là bước qua hai cánh cửa ấy vì, khi Chúa quyết định chúc phước
cho một Hội Thánh, không một ai có thể chặn đứng được điều đó!) (Lưu ý: Đôi
khi, Đức Chúa Trời sẽ để cho một Hội Thánh hay một chức vụ đối mặt với hai cánh
cửa đóng lại. Bạn sẽ làm gì đây? Bạn chờ đợi trước mặt Ngài thật kiên nhẫn cho
tới khi Ngài mở hai cánh cửa cần được mở ra! Không phải là dễ dàng đâu! Minh họa: Êli bên dòng khe cạn
khô - I Các Vua 17). (Lưu ý: Tất cả những cánh cửa của Đức Chúa
Trời, cả những cánh cửa mở và những cánh cửa đóng đều là những ơn phước! Tuy
nhiên, những gì chúng ta làm với hai cánh cửa sự sống, quyết định con đường phục
vụ của chúng ta!)
B. Quyền phép mà họ tỏ ra – Chúa Jêsus phán: “ngươi có ít năng lực”. Điều nầy có lẽ muốn
nói rằng họ là một Hội Thánh nhỏ với các tài nguyên giới hạn và một ít nhân sự.
Tuy nhiên, cái điều mà họ đã nhìn thấy có lẽ là sự yếu đuối, Chúa Jêsus xem là
sức lực! (Lưu
ý: Chúng ta thường phạm vào lỗi hay ví sánh đó. Thường thì chúng ta mắc
lỗi nhìn vào những việc chúng ta không thể làm được thay vì những việc mà Đức
Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải lo làm. Nếu chúng ta học biết nắm lấy Ngài nơi
Lời của Ngài, tin cậy Ngài bởi đức tin và chỉ tiến tới trước vì sự vinh hiển của
Ngài, bất chấp chúng ta suy nghĩ, cảm nhận hay nhìn thấy điều gì, chúng ta sẽ
kinh nghiệm công việc của Đức Chúa Trời trong những phương thức tươi mới, sâu sắc
và quan trọng! Có nhớ những điều Đức Chúa Trời phán với Phaolô không, II
Côrinhtô 12:9? Có nhớ Phaolô đã nói gì với người thành Rôma không - Rôma
8:31?)
C. Minh chứng họ đã thể hiện
–
Vế sau của câu 8 cho chúng ta biết lý do tại sao Chúa chúc
phước cho Hội Thánh nầy và sử dụng họ theo như Ngài đã sử dụng. Họ đã có những
trình tự phải ưu tiên! Họ đã đưa ra phần minh chức tích cực cho thấy họ thuộc về
Ngài và họ đã dấn thân phục vụ Ngài!
1. Họ có tiêu chuẩn đức tin đúng đắn – Đây là một Hội Thánh đang bước đi trong
sự vâng phục đối với Lời của Đức Chúa Trời! Kinh Thánh là tiêu chuẩn đức tin của
họ và họ từ chối không xa rời đối với Lời ấy! Quí bạn của tôi ơi, Chúa sẽ chúc
phước một Hội Thánh nào luôn trung tín với Lời của Đức Chúa Trời! Tại sao vậy? Vâng
theo Lời của Đức Chúa Trời là minh chứng của tình cảm chúng ta dành cho Đức
Chúa Trời, Giăng 14:15. Vì chúng ta yêu Ngài, chúng ta giữ lấy Lời của Ngài trong
sự xem trọng và tôn vinh Ngài, còn Ngài, đổi lại, tôn cao sự ấy! Trong thì thuận
tiện của Ngài, Chúa sẽ mở ra mọi cánh cửa phải lẽ cho Hội Thánh nào có tiêu chuẩn
đức tin đúng đắn!
2. Họ có câu nói chuẩn của đức tin – Họ không chối danh Ngài.
Nghĩa là, họ là một dân hết thảy đều làm chứng về Chúa Jêsus! Ngài là trung tâm
điểm của sự thờ phượng và sự ngợi khen của họ. Ngài là lý do tại sao họ nhóm lại
và Ngài là mọi điều quan trọng. Câu nói của Ngài chứa ý tưởng cho thấy Hội
Thánh nầy không lấy làm xấu hổ về sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá. Họ
không lấy làm xấu hổ khi rao giảng ơn cứu rỗi bởi đức tin nhờ ân điển. Họ muốn
thế gian nhìn biết về Chúa vinh hiển của họ. Vì họ làm chứng nhiều cho Chúa
Jêsus, Ngài chúc phước nhiều cho họ! (Minh họa: Đây là loại Hội Thánh mà chúng ta đáng phải phấn đấu
để trở thành!)
III. NHỮNG SỰ THÁCH THỨC CỦA HỘI THÁNH NẦY (các câu 9-11)
(Minh
họa: Hội Thánh nầy không phải là không có những thách thức! Trong khi
Chúa Jêsus khen ngợi họ vì các tiêu chuẩn của họ, Ngài cũng thách thức họ phải
tiếp tục tiến tới trước vì sự vinh hiển của Ngài!)
A. Thách thức về sự
bắt bớ (câu 9) – Không phải ai cũng vui
vẻ với Hội Thánh nầy đâu. Thực vậy, họ đã có một số kẻ thù rất có quyền lực, những
kẻ thù nầy xưng mình nhìn biết Chúa Jêsus, song chưa được cứu. Quí bạn tôi ơi, Hội
Thánh thật sẽ luôn luôn là mục tiêu của những kẻ không nhìn biết Chúa! Khi những
kẻ không đồng đi với Đức Chúa Jêsus Christ khởi sự chỉ trích phê phán Hội Thánh,
chúng ta cần phải ngợi khen Chúa vì đây là minh chứng cho thấy rằng chúng ta đang
thuộc về Ngài! (Minh họa: Những
ngày đầu tiên của chức vụ nầy và những chỉ trích phê phán mà chúng ta đã chịu đựng!
Ngợi khen Đức Chúa Trời!) Lời hứa của Chúa cho Hội Thánh nầy, ấy là thời gian sẽ minh chứng
thực sự Chúa đang chúc phước cho ai! Sự thách thức là phải giữ lòng trung tín bất
chấp mọi người đang nói chi về bạn! Chỉ lo phục vụ, sống động, rao giảng, thờ
phượng! Khi bụi bặm tan biến đi tại cuối con đường, ai nấy sẽ biết mọi người
khác đang đứng ở đâu trong mối quan hệ với Đức Chúa Jêsus Christ!
B. Thách thức về sự bền đỗ (các câu 10-11a) – Ở đây, Hội Thánh nầy nhận
lãnh lời hứa vinh hiển là họ sẽ được dời ra khỏi thế gian trước một số tại họa
lớn lao. Cá nhân tôi tin rằng đây là phần tham khảo đến sự cất lên của Hội
Thánh, I
Têsalônica 4:16-17. Đây là một sự thách thức dành cho dân sự nầy phải lo liệu cho
Chúa, nhìn biết rằng một ngày kia Ngài sẽ tái lâm để cất họ ra khỏi thế gian nầy.
Rõ ràng, Chúa không trở lại trong khi họ còn sống, nhưng điều đó không làm thay
đổi sự thực Ngài sẽ tái lâm! Bổn phận của chúng ta đối với Ngài là sống từng
ngày giống như Ngài sẽ tái lâm bất kỳ lúc nào và làm việc mỗi ngày giống như
Ngài chưa hề trở lại vậy. Chúng ta cần phải đứng vững cho Ngài cho tới khi Ngài
đến, dù chúng ta nếm trải mồ mả hay qua những đám mây mà chúng ta được kêu gọi
phải bền đỗ! (Lưu
ý: Người nào thuộc về Ngài sẽ bền đỗ! Người nào không thuộc về Ngài sẽ
sa ngã dọc theo linh trình!)
C. Thách thức về sự
bảo hộ (câu 11b)- Chúa cũng lưu ý họ về các phần thưởng
trong tương lai. Họ cần phải canh giữ cẩn thận để họ không trượt khỏi đường
ngay, và kết quả là, mất đi phần thưởng của họ. Ngài không nói về ơn cứu rỗi! Ngài
đang nói về các phần thưởng trên Thiên Đàng, I Côrinhtô 3:10-15. Bạn không thể mất ơn cứu
rỗi của mình, nhưng bạn có thể về đến Thiên Đàng ngửi thấy giống như mình đã được
mua qua ngọn lửa vậy! Đừng để cho đám đông của ma quỉ hay đám đông đời nầy
trong nhà thờ khiến cho mắt của bạn lạc mất phần thưởng sẽ đạt được ở cuối cuộc
chạy. Hãy chạy với ánh mắt bạn nhìn xem Chúa Jêsus, Hêbơrơ 12:1-2.
IV. SỰ YÊN ỦI CỦA HỘI THÁNH NẦY (các câu 12-13)
(Minh họa: Chúa kết thúc phân đoạn
nầy với một lời hứa tuyệt vời cho dân sự trong Hội Thánh tại thành Philađenphia).
A. Yên ủi trong sự kiên quyết của Ngài – Họ được hứa cho rằng họ sẽ đứng vững như cột trụ trong Đền Thờ của
Đức Chúa Trời ở trên trời. Lịch sử ghi lại rằng những công dân có quyền thế tại
thành Philađenphia thường sẽ được tôn vinh tại thành phố với một cột trụ đặt
trong chùa miễu có ghi danh họ. Cho nên không thích ứng khi bất kỳ thuộc viên
nào của Hội Thánh Philađenphian từng được công nhận như hạng công dân quan trọng
trong thành phố tà giáo nầy. Tuy nhiên, Chúa nói cho họ biết rằng Ngài đang
quan phòng và Ngài sẽ đặt họ ở trong Đền Thờ của Cha Ngài trong sự vinh hiển! (Minh họa: Trong tất cả các chùa miễu tà giáo có ở thành Philađenphia,
với hàng ngàn cây cột đó, chính xác ngày nay chẳng còn một cây cột nào đứng vững!
Bạn thấy đấy, vinh quang của con người là mau qua lắm, nhưng vinh quang mà Chúa
hứa với dân nầy ở trên trời là đời đời!) (Lưu ý: Bạn muốn có gì nào: sự
công nhận tạm thời ở đây, hay sự yên ủi đời đời ở đàng kia?)
B. Yên ủi về sự an ninh của Ngài – Họ được hứa cho rằng họ
sẽ “không
ra khỏi đó nữa”. Đây là phần tham khảo đến sự thực là thành Philađenphia đã được
xây dựng ở gần một miệng núi lửa đang hoạt động. Khi ngọn núi ấy bắt đầu sôi
sùng sục, cư dân của thành phố buộc sẽ đi trốn. Trong nhiều phương thức, đây là
một nơi không an toàn để sống. Chúa Jêsus nhắc cho họ nhớ rằng họ đã hướng đến
một nơi an toàn ở trên trời. Thế gian nầy sẽ bị đổi thay và sẽ có nhiều hiểm
nguy từng mặt một, nhưng người nào có cánh cửa thiên đàng đã mở ra cho họ, họ sẽ
tìm được một nơi an ninh, bình an và yên nghĩ cho đến đời đời!
C. Yên ủi về sự bảo đảm của Ngài – Những người nầy đang nhận lấy lời hứa kỳ diệu rằng họ sẽ được đồng
hóa là dân sự của Đức Chúa Trời cho đến đời đời. Họ sẽ có danh Ngài ghi trên họ.
Họ sẽ được đồng hóa giống như những cư dân của Thiên Đàng. Thậm chí họ đang có
lời hứa quí báu rằng họ sẽ mang lấy Danh của Cứu Chúa nữa. Những điều Ngài đang
nói tới ở đây đều là sự bảo đảm của họ. Người nào tin cậy Chúa đều được Ngài xưng
nhận, Hêbơrơ
2:11; Hêbơrơ 11:16!
Họ được bảo đảm cho quyền công dân ở trên Thiên Đàng của Ngài, Philíp 3:20. Họ có sự yên ủi trong
sự bảo đảm của Ngài khi họ trải qua đời nầy.
Phần kết luận: Quí bạn ơi, đây là loại
Hội Thánh mà Đức Chúa Trời đang sử dụng! Một lần nữa, hãy nhìn vào câu 8. Hội Thánh Philađenphia
đã chứng tỏ những thuộc tính biết nương cậy, biết hiến dâng và sự tin kính. Kết
quả là, Chúa chúc phước cho họ và sử dụng họ cho sự vinh hiển của Ngài. Liệu bạn
có tham gia với tôi tối nay trong việc cầu xin Chúa giúp chúng ta trở thành một
Hội Thánh mà Ngài có thể sử dụng không? Liệu bạn có tham gia với tôi trong việc
cầu xin Đức Chúa Trời thanh tẩy chúng ta, đầy dẫy chúng ta rồi đặt trước mặt
chúng ta những cánh cửa mở đẹp lòng Ngài không? Liệu bạn có hiệp với tôi trong
việc cầu xin cho Hội Thánh nhà tối nay không? Quí bạn ơi, tôi muốn Ngài sử dụng
chúng ta thật là năng động, và Ngài sẽ, nếu chúng ta thỏa mãn các điều kiện của
Ngài. Chúng ta cần phải làm việc theo cách ăn ở của chúng ta với Đức Chúa Trời
trong vai trò những cá nhân và là một Hội Thánh. Liệu bạn có hiệp với tôi khi
tôi tìm kiếm Chúa cho tương lai của Hội Thánh nầy không? Tôi biết rằng tương
lai của chúng ta ở trên trời rất là sáng láng, nhưng tôi muốn những ngày của
chúng ta ở đây sẽ được dư dật với nhiều ơn phước Chúa nữa đấy. Còn bạn thì sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét