Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Bài 10: Khải huyền 2:1-7: "Những Động Cơ Thiêng Liêng Cho Việc Trở Thành Kẻ Đắc Thắng"




Khải huyền 2:1-7
NHỮNG ĐỘNG CƠ THIÊNG LIÊNG
CHO VIỆC TRỞ THÀNH KẺ ĐẮC THẮNG
Phần giới thiệu: Bảy thư tín gửi cho bảy Hội Thánh ở Tiểu Á đã giữ một vị trí thật đặc biệt giữa vòng các tác phẩm có trong Lời của Đức Chúa Trời. Có nhiều trường hợp cho thấy Chúa Jêsus phán với những cá nhân hay các nhóm người, nhưng các thư tín nầy cho thấy Đức Chúa Jêsus Christ đang phán với chính những người mà Ngài đã chịu chết để cứu họ. Hầu hết các thư tín nầy đều chứa những lời Xét đoán; những lời Chỉnh đốn; và những lời Thách thức. Một việc mà hầu hết các thư tín nầy đều có chung với nhau, ấy là mỗi một thư tín đều kết luận với một lời hứa quí báu cho những ai đắc thắng trong mỗi Hội Thánh. Từ ngữ kẻ đắc thắng có ý nói chinh phục, hay đoạt được chiến thắng. Nó đề cập tới hạng người được cứu giữ lòng trung tín với Chúa Jêsus trước mặt kẻ thù, cám dỗ và bắt bớ.
     Giờ đây, theo một ý nghĩa thì từng tín đồ là một kẻ đắc thắng, hay một nhà chinh phục. Về chức năng, vì cớ mối quan hệ đức tin của chúng ta với Chúa Jêsus, chúng ta là những nhà chinh phục, Rôma 8:37. Qua Chúa Jêsus và công tác đã hoàn tất của Ngài trên thập tự giá, chúng ta đã thắng hơn tội lỗi, Satan, sự chết và âm phủ! Tuy nhiên, theo một ý nghĩa thì chúng ta có thể trở thành một kẻ đắc thắng. I Giăng 5:4 cho chúng ta biết rằng chúng ta là người tin Chúa sẽ đoạt được chiến thắng đối với thế gian nầy và quyền lực của nó.
     Dường như điều nầy có tầm quan trọng khi từ ngữ kẻ đắc thắng được sử dụng ở Khải huyền 2 và 3. Trong khi từng thánh đồ của Đức Chúa Trời tận hưởng sự thắng hơn tuyệt đối trên sự chết, âm phủ và Satan, nhiều người chưa phải là hạng người đắc thắng trong thời của họ cho tới ngày đồng đi với Đức Chúa Jêsus Christ.
     Khi Chúa Jêsus quan sát rồi phán với bảy Hội Thánh nầy, Ngài nhìn thấy những người tin Chúa và những ai không tin Chúa. Ngài nhìn thấy người nào trung tín và người nào không. Ngài nhìn thấy người nào kính sợ Ngài và người nào chỉ biết có yêu bản thân họ. Khi Ngài nhìn vào Hội Thánh nầy tối nay, Ngài nhìn thấy hết thảy chúng ta đủ thứ giai cấp con người hiện diện với chúng ta nữa.
     Khi chúng ta phán với những kẻ đắc thắng trong từng Hội Thánh, Ngài đang khích lệ người trung tín, thuyết phục các tín đồ cứ tiếp tục vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ngài cũng đang thách thức những người nào chưa ở đúng vị trí mà họ cần phải ở đó, họ phải đến tận nơi ấy để họ cũng kinh nghiệm sự sống của kẻ đắc thắng. Khi Ngài kết thúc mỗi bức thư, Ngài đưa ra những lời hứa nhất định cho hạng người được chuộc trong từng Hội Thánh nầy. Những lời hứa góp phần như những động lực thúc đẩy dành cho người nào trung tín cứ giữ sự trung tín. Chúng cũng góp phần như những động lực thúc đẩy kẻ bất trung phải đạt tới chỗ trung tín. Từng lời hứa Ngài đưa ra trong mấy câu nầy thuộc về hạng thánh đồ. Chúng ta hãy xem xét 7 Động Lực Thiêng Liêng Dành Cho Việc Trở Thành Một Kẻ Đắc Thắng, và chúng ta hãy để cho Đức Thánh Linh xem xét tấm lòng của chúng ta. Nguyện Ngài dạy dỗ chúng ta Làm Cách Nào và cung ứng cho chúng ta sự khao khát muốn trở thành hạng người đắc thắng cho sự vinh hiển của danh Ngài!
I. ĐỘNG CƠ PHI ĐẠO ĐỨC THÚC ĐẨY (2:7)
A. Minh họa: Hội Thánh Êphêsô. Họ rất bận rộn vì Đức Chúa Trời, nhưng họ đã xa rời tình cảm với Chúa Jêsus. Ngài kêu gọi họ hãy nhớ lại họ từng ở chỗ nào với Chúa Jêsus, họ phải quay trở lại nơi mà ở đó Ngài là số 1 trong đời sống của họ.
B. Lời hứa của Ngài cho kẻ đắc thắng là đây: Họ sẽ tận hưởng một cõi đời đời vinh hiển trong sự hiện diện của Ngài. Họ đã từ sự chết mà qua sự sống. Những gì Ađam đầu tiên đã đánh mất, Chúa Jêsus đã phục hồi lại cho họ, Rôma 5:12, 19. Tấm bảng Không Được Vượt Qua đã được dựng lên ở Sáng thế ký 3:22-24 sẽ bị hạ xuống cho đến đời đời và chúng ta sẽ ăn trái của cây sự sống trong thiên đàng của Đức Chúa Trời.
C. Sự cứu rỗi, sự phục hồi lại mối tương giao với Đức Chúa Trời, một quê hương ở trên trời, sự sống đời đời, đây là hết thảy những động cơ thúc đẩy rất quan trọng cho việc sống loại đời sống tốt nhứt khả thi!
II. ĐỘNG CƠ KHÔNG THỂ BỊ ĐÁNH BẠI THÚC ĐẨY (2:11)
A. Simiệcnơ là một Hội Thánh đã gánh chịu sự bắt bớ rất nghiệt ngã! Họ bị kẻ thù săn lùng và được báo cho biết một số người trong họ sẽ bị tù đày và nhiều người khác sẽ bị tử hình. Chúa Jêsus khuyên họ cứ giữ lòng trung tín với Ngài cho đến chết và Ngài sẽ ban thưởng cho họ!
B. Những kẻ đắc thắng trong Hội Thánh được hứa cho sự giải cứu khỏi lần chết thứ hai. Lần chết thứ hai là gì vậy? Khải huyền 20:11-15 cho hết thảy chúng ta cần phải nhìn biết về sự chết ấy. Đây là sự phân rẻ sau cùng đối với Đức Chúa Trời trong hồ lửa. Hạng người được chuộc nầy cần phải phó sự sống của họ cho đến chỗ nầy, nhưng họ không phải lo về âm phủ. Họ đã được cứu ra khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời qua huyết của Chúa Jêsus, Rôma 5:9.
C. Chúng ta sẽ đối diện với sự chết một ngày kia nếu Chúa không tái lâm đang khi chúng ta còn sống, nhưng chúng ta không cần phải e sợ việc ấy. Rốt lại, Chúa Jêsus đã chinh phục sự chết và cất bỏ nọc độc của nó, I Côrinhtô 15:42-57! Chúng ta sẽ không hề bước vào địa ngục nếu chúng ta được cứu bởi ân điển! Đúng là một động cơ thúc đẩy cho sự hầu việc Ngài! Halêlugia! Âm phủ xác nhận và thiên đàng chắc chắn!
III. ĐỘNG CƠ TƯ RIÊNG THÚC ĐẨY (2:17)
A. Hội Thánh Bẹt-găm cũng gánh chịu sự bắt bớ rất nặng nề. Thậm chí họ bị đặt vào trung tâm hoạt động của Satan nữa. Một số thuộc viên của họ đã tuận đạo vì cớ Chúa Jêsus ở Bẹt-găm. Nhưng, đã có tội lỗi trong trại quân! Tội lỗi mà họ đã dung dưỡng và tội lỗi mà vì đó họ đã được Chúa Jêsus truyền cho phải ăn năn. Ngài kêu gọi phải trở lại với Ngài trước khi Ngài đến với họ trong sự phán xét!
B. Thế nhưng, đã có một số dân sót trung tín trong Hội Thánh đó. Đối với họ, Chúa Jêsus đưa ra hai lời hứa quí báu, tư riêng. Thứ nhứt, Ngài hứa ban cho họ mana kín giấu. Giống như con cháu của Israel đã được ban cho manna từ trời để nuôi họ khi họ phiêu bạt qua đồng vắng kia, Chúa Jêsus sẽ trưởng dưỡng những kẻ trung tín nầy khi họ đánh trận vì Ngài! (Lưu ý: Mana trong Cựu Ước là một hình ảnh rõ ràng chỉ ra Chúa Jêsus – Nhỏ, trắng, tròn, ngọt ngào, làm thoả mãn!) Ngài cũng hứa ban cho họ một sỏi trắng. Điều nầy có thể đề cập đến một vài việc, song có hai việc là chắc chắn. Trong xã hội thời ấy, khi quyết định một việc gì kiện tụng ngoài tòa án và các trường hợp khác nữa, người ta sử dụng những hòn sỏi có hai màu: trắng và đen. Hòn sỏi trắng có nghĩa là tha bổng và hòn sỏi màu đen có nghĩa là kết án. Khi quan tòa quyết định vụ án, ông sẽ đặt một hòn sỏi máu trắng trong một cái bình nhỏ để tha bổng và hòn sỏi màu đen trong cái bình ấy để kết án. Khi bản án đã được quyết, cái bình nhỏ đó được lật úp xuống và hòn đá bên trong sẽ lộ ra! Có thể Ngài muốn nói cho những tín đồ nầy biết rằng ở trên trời họ sẽ bị bỏ hòn sỏi màu đen, song họ đã được tuyên bố trắng án về mọi tội lỗi của họ! Bạn thấy đấy, khi Chúa Jêsus cứu tôi, cái bình của tôi chứa đầy những hòn sỏi màu đen. Chúa Jêsus đã cất bỏ hết thảy chúng rồi bỏ vào đấy hòn sỏi màu trắng của ân điển! Giờ đây, khi tôi đứng trước vị Quan Án và cái bình nhỏ kia được úp xuống, mọi sự sẽ xảy đến nghịch cùng tôi là ân điển và tôi sẽ được tuyên bố trắng án trước vành móng ngựa vinh hiển!
Còn tư tưởng kia là đây: thường thì bạn bè sẽ lấy một hòn sỏi mà họ gọi là tessera(đá để cẩn). Họ sẽ đập hòn sỏi ấy ra làm hai rồi khắc lên những câu nói, lời lẽ hay tên riêng để tặng cho mỗi người trong số họ. Mỗi người sẽ mang phân nửa được chạm khắc bởi người kia như một sự nhắc nhớ liên tục về tình bạn và tình yêu không phai của họ. Chúa Jêsus có thể đang nói với mấy người nầy rằng một ngày kia Ngài sẽ ban cho họ một hòn sỏi có trên đó một danh đặc biệt nói về Ngài. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus có ý nói một việc rất khác biệt với từng người trong chúng ta. Đấy là sự riêng tư trong mối quan hệ của chúng ta!
Thường thì, những hòn sỏi trắng đã được ban cho các vận động viên nào chiến thắng trong các trận thi đấu. Chúng cũng cung ứng làm dấu hiệu cho quyền công dân. Khi bạn là công dân trung tín và có kết quả trong một thành phố, họ sẽ ban cho bạn một trong những hòn sỏi màu trắng nầy.
C. Ngài sẽ trưởng dưỡng tôi ngang qua đồng vắng của thế gian nầy. Ngài sẽ ban cho tôi một hòn sỏi để tôi được tiếp nhận vào trong thiên đàng; sự đắc thắng tôi đang có trong Ngài; chỗ đứng của tôi là một công dân của sự vinh hiển; và để phản ảnh sự riêng tư của mối quan hệ của tôi với Ngài. Quí bạn ơi, đấy là động cơ thúc đẩy phải hầu việc Chúa!
IV. ĐỘNG CƠ DẤN THÂN THÚC ĐẨY (2:26-28)
A. Hội Thánh Thiatirơ là một Hội Thánh năng động. Họ rất bận rộn trong sự hầu việc Chúa và họ được công nhận về mọi công việc của họ. Tuy nhiên, họ hoàn toàn bị xét đoán về việc cho phép một người đàn bà gian ác điều khiển sự thờ phượng của họ và làm việc như một Hội Thánh. Bà ta dẫn dắt họ xuống con đường tà giáo, thờ lạy hình tượng và Chúa Jêsus hứa xử lý với bà ta và những kẻ chạy theo bà ta. Lời phán xét của Ngài sẽ mau chóng và chắc chắn!
B. Thế nhưng, thậm chí trong một cái lò gian ác như Thiatirơ, vẫn có một số dân sót trung tín! Những kẻ đắc thắng trong Hội Thánh nầy được hứa hẹn rằng một ngày kia họ sẽ đồng trị với Đức Chúa Jêsus Christ khi Ngài thiết lập Vương quốc của Ngài. Lời hứa của Ngài cho họ, ấy là họ sẽ dự phần vào sự cai trị của Ngài một ngày kia. Điều nầy đã được dạy dỗ xuyên suốt cả Tân Ước - I Côrinhtô 6:3; II Timôthê 2:12; Khải huyền 20:4. Khi Ngài tái lâm, chúng ta sẽ đến với Ngài, Khải huyền 19:14. Đúng là một lời hứa long trọng!
Họ cũng được hứa cho ngôi sao mai. Đây là ngôi sao xuất hiện trong phần tối tăm nhất của ban đêm, báo hiệu cho hết thảy những ai nhìn thấy nó đều biết rằng ban mai đang tới đến! Phải, Chúa Jêsus là Sao Mai Sáng Chói, Khải huyền 22:16. Tôi nghĩ câu nói nầy như là muốn nói với họ: “Bầu trời trông tăm tối trong thế gian, nhưng ngươi cứ nhìn vào bầu trời đi, vì Ta sẽ đến để tiếp lấy ngươi một ngày kia!” Đấy là lời hứa mà hết thảy con cái của Đức Chúa Trời đều dự phần vào tối nay, I Têsalônica 4:16-17; I Côrinhtô 15:51-52! Bầu trời có thể tăm tối trong thế gian xưa cũ tối nay, nhưng bạn có thể nhìn thấy Ngài đang vận hành và bạn nhìn biết từ Lời của Ngài rằng Ngài sẽ tái lâm một ngày kia! Tư tưởng ấy sẽ chiếu sáng bóng đêm tăm tối nhất!
C. Con cái của Ngài sẽ trị vì với Ngài một ngày kia, nhưng trước khi điều đó xảy đến, Ngài sẽ tái lâm trên đất nầy để tiếp đón chúng ta cho chính mình Ngài rồi cất chúng ta đi ở với Ngài, Giăng 14:1-3. Đúng là một động cơ thúc đẩy thật vinh hiển để giữ lòng trung tín với Ngài!
V. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY CỦA SỰ ĐỒNG HÓA (3:5)
A. Hội Thánh đáng thương nầy tưởng mọi sự rồi sẽ suông sẻ, nhưng Chúa Jêsus đã đặt ngón tay của Ngài vào đúng mạch của họ rồi tuyên bố họ đang dãy chết! Ngài thách thức họ cứ giữ mãi một số việc mà họ vẫn giữ khư khư đó. Họ cần phải nhớ làm sao mà những sự việc đã có, đang có, và họ cần phải ăn năn. Nói cách khác, họ sẽ đối diện với Ngài trong sự phán xét!
B. Nhưng, thậm chí trong một Hội Thánh đang dãy chết, vẫn có những người với sự sống của Đức Chúa Trời trong linh hồn họ! Hạng người nầy được hứa cho rằng họ sẽ được mặc chiếc áo màu trắng, là màu nói tới sự công bình trọn vẹn, Khải huyền 19:8. Mặc chiếc áo màu trắng đó là mặc lấy sự công bình của Đức Chúa Jêsus Christ, Philíp 3:9. Họ được hứa cho tên của họ sẽ lưu mãi trong sổ sự sống. (Lưu ý: Chẳng có gì nguy hiểm về những cái tên được rút ra khỏi sách người sống, vì chúng đã được ghi ở đó trước khi sáng thế, Khải huyền 13:8. Cái điều Chúa Jêsus đề cập đến ở đây là “sổ sự sống”. Nó chứa những cái tên của tất cả những ai đã từng sống. Khi con người chết không có Đấng Christ, tên của họ bị cất khỏi sách người sống. Khi con người đứng trước mặt Đức Chúa Trời tại Ngai Trắng Phán Xét, sách người sống và sổ sự sống của Chiên Con sẽ được đối chiếu một cách trọn vẹn). Chúa Jêsus chỉ ban cho họ sự đảm bảo hạnh phước của Ngài, ấy là họ được cứu đến đời đời bởi ân điển của Ngài.
Khi ấy, Ngài hứa xướng danh của họ ở trước mặt Đức Chúa Trời, điều nầy có thể đề cập đến vai trò của Ngài là Đấng Cầu Thay cho chúng ta, Hêbơrơ 7:25. Hay, điều nầy có nghĩa là một ngày kia, chính mình Chúa Jêsus, sẽ hướng dẫn chúng ta đi qua hai cánh cổng ngọc ngà thật vinh hiển kia, qua những bức tường bằng cẩm thạch, qua những dãy thiên sứ đứng im lặng, đi xuống con đường bằng vàng của thiên đàng, rồi vào trong gian phòng có ngai của chính mình Đức Chúa Trời. Ở đó Ngài sẽ công khai tuyên bố chúng ta là một trong những kẻ thuộc về Ngài! Dầu là phương thế nào, tôi rất vui sướng khi Ngài biết rõ tên tôi, Giăng 10:3, và Ngài không hổ thẹn mà nhìn nhận rằng tôi thuộc về Ngài, Hêbơrơ 11:16.
C. Chúng ta hãy xem nhé, tôi được mặc lấy sự công bình của Ngài, tên của tôi được ghi chắc chắn và đời đời trong sổ sự sống và Ngài đang và sẽ xướng tên tôi trong thiên đàng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời! Tôi nói đấy là những động cơ thúc đẩy cho sự việc hiển nhiên là Ngài đã cứu vớt tôi!
VI. ĐỘNG CƠ SOI SÁNG THÚC ĐẨY (3:12)
A. Hội Thánh ở Philađenphia là một Hội Thánh rất phước hạnh! Họ có ít năng lực, nhưng Chúa đang sử dụng họ để đem thế gian về cho Chúa Jêsus. Chúa chẳng có một lời than phiền nào dành cho Hội Thánh nầy. Mọi sự có cho họ là sự khen ngợi. Ngài đã hứa với họ hai cánh cửa mở rộng và nhiều ơn phước. Thậm chí Ngài còn hứa với họ rằng mọi kẻ thù của họ một ngày kia sẽ công nhận sự thực ơn phước của Đức Chúa Trời đã giáng trên họ.
B. Hội Thánh nầy đầy dẫy với những kẻ đắc thắng. Họ đã được hứa cho một số ơn phước rất quan trọng. Nơi họ, Ngài mở mắt họ nhìn tận đến tương lai! Thứ nhứt, họ cần phải được đặt để như những cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời ở trên trời. Ở Philađenphia, theo thông lệ thì công nhận những công dân quan trọng bằng cách đặt một cây cột tôn vinh họ tại một trong các đền thờ của các thần. Trên cột trụ nầy sẽ khắc lấy tên của họ, những điều họ đã làm để nhận lãnh vinh dự đó và tên tuổi của những viên chức ban hiến vinh dự ấy. Cột trụ đó đứng như một sự nhắc nhớ thường trực rằng người nầy là người đáng được tôn vinh trong cộng đồng. Bạn thấy đấy, Hội Thánh nhỏ bé nầy chẳng được chút công nhận hay tôn trọng gì trong thành phố đó, nhưng Đức Chúa Trời phán: Ta nhìn thấy những gì ngươi đang làm và ta sẽ tôn vinh ngươi khi ngươi về đến quê hương!
Thứ hai, cụm từ: không ra khỏi đó nữa rất là quan trọng. Đây là một tham khảo đến sự thực Philađenphia được xây dựng gần một núi lửa hay hoạt động. Khi ngọn núi ấy bắt đầu dậy lên, những cư dân của thành phố buộc phải đi tránh. Trong nhiều cách thế, đây là một nơi ở không an toàn. Một trận động đất đã làm lay động cả thành phố vào năm 17TC và đã hủy diệt nhiều đền thờ. Trận động đất đã tàn phá nhiều đến nỗi người ta đã từ chối không chịu chuyển trở vào thành phố, song cứ ở lại ở vùng ngoại ô. Chúa Jêsus nhắc cho họ nhớ họ phải hướng đến một nơi an toàn ở trên trời. Thế gian nầy sẽ thay đổi và sẽ rất là nguy hiểm ở từng phía, nhưng người nào có cánh cửa thiên đàng rộng mở cho họ tìm được một nơi an ninh, bình an và yên nghỉ cho đến đời đời! Ngài sẽ đặt họ trong thành của Ngài rồi ban cho họ sự vững chắc vĩnh viễn.
Thứ ba, số người nầy sẽ được đánh dấu rõ ràng là họ thuộc về Chúa. Họ sẽ mang lấy danh của Ngài trên họ cho dù bổn phận nào của họ sẽ lãnh lấy khắp vũ trụ, họ sẽ được công nhận là thuộc về Đức Chúa Trời và là công dân của thiên quốc.
C. Với lời hứa của Ngài ổn định an toàn chúng ta trên thiên đàng và với lời hứa của Ngài đánh dấu chúng ta thuộc về Ngài, chúng ta chắc chắn có thêm động cơ thúc đẩy hầu việc Ngài càng trung tín hơn nữa cho tới chừng Ngài làm tròn mọi việc ấy cho chúng ta.
VII. ĐỘNG CƠ CẢM HỨNG THÚC ĐẨY (3:21)
A. Hội Thánh tại Laođixê là một hội chúng thiên về với vật chất, lấy cái tôi làm trọng. Họ đã cảm thấy họ hoàn toàn tự mãn và không cần đến Chúa. Thực vậy, Chúa Jêsus được phác họa là đang đứng bên ngoài Hội Thánh đang ao ước muốn bước vào sự hiện diện của gia đình mà vì họ Ngài đã chịu chết. Ngài nói cho họ biết rằng thái độ và phong cách tự xưng công bình của họ khiến cho Ngài phải phát ốm. Ngài thách thức họ tìm kiếm Ngài và những lời hứa có mối tương giao mật thiết với bất cứ ai chịu mở cửa ra tiếp Ngài.
B. Thậm chí có những kẻ đắc thắng trong Hội Thánh gian ác nầy. Lời hứa của Chúa cho họ, ấy là họ sẽ hiệp với Ngài tại ngôi của Ngài, cũng là ngôi của Cha Ngài. Những gì Ngài đang hứa với họ là loại tôn vinh vinh quang nhứt. Hãy suy nghĩ xem! Ngày nay, chúng ta được ngồi với Ngài ở trên trời, nói theo cách thuộc linh, Êphêsô 2:6. Khi chúng ta về đến đó, Ngài sẽ mời dân sự Ngài hiệp cùng Ngài trong vinh quang Ngài và trong sự tôn vinh Ngài. Chúng ta không đáng được loại tình yêu, sự tha thứ, lòng thương xót và ân điển, song nhờ Ngài mọi sự ấy đều thuộc về chúng ta!
C. Nếu có điều gì để phục vụ và là động lực cảm hứng thúc đẩy hầu việc Chúa, những lời hứa của câu nầy là điều ấy!
Phần kết luận: Có phải bạn là một người đắc thắng không? Bạn có muốn được như thế không? Bước thứ nhứt là đến với Ngài bởi đức tin, sấp mình xuống trước mặt Ngài rồi cầu xin Ngài vùa giúp cho. Tôi cần phải làm như thế! Còn bạn thì sao? Nếu bạn muốn trở nên mọi sự mà Ngài cứu bạn để trở nên, thì bàn thờ nầy đang rộng mở để tiếp nhận bạn vào trong sự hiện diện của Ngài tại ngôi thương xót.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét