Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Bài 13: Khải huyền 2:18-29: "Hội Thánh Thỏa Hiệp Với Thế Gian"




Khải huyền 2:18-29
HỘI THÁNH
THỎA HIỆP VỚI THẾ GIAN
Phần giới thiệu: Thành phố Thi-a-ti-rơ là thành phố nhỏ nhất trong 7 thành phố được nhắc tới trong các thư tín viết cho các Hội Thánh. Đây cũng là thành phố ít được biết tới. Tuy nhiên, chính Hội Thánh nhỏ ở trong một thành phố nhỏ mà Đấng Christ đã viết bức thư dài nhất của Ngài.
            Trong khi chẳng biết gì nhiều về thành phố Thi-a-ti-rơ, có một số việc được biết đến và chúng xứng đáng được nhắc tới.
+ Thi-a-ti-rơ có lẽ được sáng lập bởi Đại đế Alexander khoảng 300 năm trước Đấng Christ.
+ Danh xưng Thi-a-ti-rơ có nghĩa làhy sinh không thôi. Có lẽ thành ấy nhận được danh xưng nầy vì nó là một tiền đồn quân sự. Thành nầy nằm cách Bẹt-găm 40 dặm về phía Đông Nam, là thủ phủ chính của tỉnh ấy.  Khi quân thù đến bao vây, tự nhiên họ sẽ đến Thi-a-ti-rơ trước tiên. Trong khi địa thế của nó không cho phép nó tự phòng thủ đúng mức, sứ mệnh của nó là kềm giữ kẻ thù lâu đủ để Bẹt-găm tự sửa soạn cho chiến trận. Kết quả là, Thi-a-ti-rơ bị hủy diệt và được tái thiết nhiều lần trong suốt lịch sử của nó.
+ Đây là nơi rất nổi tiếng trong thời của nó về sự buôn bán. Có con đường thương mại chính chạy ngang qua thành phố. Vì thế, giới thương buôn từ khắp nơi trên thế giới đã mua cùng bán ở đó.
+ Người ta biết đến Thi-a-ti-rơ vì công nghệ len, đặc biệt là các thứ thuốc nhuộm được sản xuất ở đó. Họ chế tạo thứ thuốc nhuộm màu tía rất đắt tiền được đánh giá cao bởi hàng vương giả và người giàu có trong kỷ nguyên ấy. Thuốc nhuộm nầy có được là do một loại động vật có vỏ. Tạo vật nhỏ bé nầy đã được các thợ lặn mang lên; miệng của nó há ra; và người ta lấy ra một giọt thuốc nhuộm nầy. Thuốc nhuộm ấy, kèm theo với kết cấu hóa học của nước có trong thành Thi-a-ti-rơ, tạo ra nhiều màu sắc khả thi không thể tái sản xuất được ở đâu khác trên đất. Công nghệ nầy được nhắc tới trong Kinh Thánh. Kinh Thánh cho chúng ta biết một phụ nữ tên là Lyđi, bà được gọi là quê ở thành Thi-a-ti-rơ, làm nghề buôn hàng sắc tía…”, Công Vụ các Sứ Đồ 16:14.
+ Thi-a-ti-rơ cũng được biết vì hội phường buôn bán của nó. Các hội phường bán buôn nầy giống như các hiệp hội  xưa trong thời ấy. Các công nhân xuất thân từ những ngành công nghệ đa dạng của thành phố, các thợ làm bánh, thợ dệt len, thợ nhuộm, thợ đồng, thợ gốm, và các nghề khác nữa, hết thảy tập hợp lại để đề ra giá cả, bảo đảm cho công ăn việc làm. Từ chối không tham gia vào hội phường bán buôn nầy là bỏ đi hết mọi viễn cảnh làm ăn. Sự thực không đáng kể nầy sẽ trở nên quan trọng khi chúng ta bước qua mấy câu nầy.
+ Thi-a-ti-rơ cũng là một trung tâm thờ lạy hình tượng. Có một đền thờ trong thành phố được hiến cho việc bói toán. Đền thờ nầy được chủ trì bởi một nữ tu có tên là Sambathe´.
            Chúa Jêsus đã gửi thư tín nầy đến cho Hội Thánh đang sinh hoạt trong thành phố nầy. Chúng ta không biết ai đã sáng lập Hội Thánh. Có thể Tin Lành đã được mang đến thành Thi-a-ti-rơ là do Ly-đi, là người đã được cứu tại thành Philíp, Công Vụ các Sứ Đồ 16:12-15. Hay, như có người nghĩ, thành phố nầy đã được một số tín đồ đến truyền giáo từ thành Êphêsô. Có một việc chúng ta biết chắc. Trong khi Hội Thánh ở thành phố Thi-a-ti-rơ có thể được sáng lập bởi một người nữ, chắc chắn nó đã bị một người nữ làm cho tiêu tan! Có những vấn đề nghiêm trọng trong Hội Thánh ở thành Thi-a-ti-rơ và Chúa đến với một lời thích đáng cho họ và cho nhu cần của họ.
            Chúa Jêsus đến với Hội Thánh nầy ở câu 18 và trình bày về chính mình Ngài theo ba cách. Ngài đến như:
1. Đấng Cứu Chuộc – “Con Đức Chúa Trời” – Ngài nhắc cho dân sự nầy nhớ rằng Ngài là Cứu Chúa và một mình Ngài xứng đáng được thờ lạy.
2. Đấng dò xét – “mắt như ngọn lửa” – Ngài đến như Đấng nhìn thấy mọi sự. Ngài nhìn thấy công việc của bàn tay, động lực và tư tưởng của tấm lòng. Ngài đến với việc xem xét mọi sự. Ngài đến, không phải là Chúa Jêsus nhu mì và hèn kém đâu, mà với ánh mắt Ngài hừng hực giận dữ đối với tội lỗi.
3. Đấng Tể Trịchơn như đồng sáng – Đồng, trong Kinh Thánh là biểu tượng nói tới sự phán xét.  Không những Chúa Jêsus đến trong vai trò Đấng xem xét mọi sự; Ngài còn đến trong vai trò Đấng có quyền xét xử mọi sự.
            Nếu có một lời mô tả tình huống chúng ta thấy ở Thi-a-ti-rơ, thì đó là lời nầy thỏa hiệp. Đây là một Hội Thánh đã rời bỏ các nguyên tắc sáng lập của nó và đã rơi vào chỗ thỏa hiệp và bội đạo. Chúng ta hãy xem xét mấy câu bầy và xem xét Hội Thánh Đã Thỏa Hiệp Với Thế Gian.
            Hãy nhớ, các thư tín nầy có thể được xem xét theo ba cách: Về mặt thực tế Chúng là những bức thư gửi cho các Hội Thánh thật với các vấn nạn thật.  Về mặt tiên tri Chúng nói với Hội Thánh trong các thời kỳ khác nhau biết về lịch sử Hội Thánh. Hội Thánh tại thành Thi-a-ti-rơ nói tới một thời kỳ giữa năm 600SC đến năm 1500SC. Thời đại được biết là Kỷ Nguyên Tăm Tối. Nhiều cách hành đạo ở đây tương tự với Công Giáo LaMã. Về mặt cá nhân Các thư tín nầy có một sứ điệp cho từng Hội Thánh và từng tín hữu nào chịu nghe và chú ý. Một Hội Thánh giống như một trong 7 Hội Thánh nầy vẫn có thể được tìm gặp trong thế giới của chúng ta ngày nay. Quí bạn ơi, có một lời ở đây dành cho chúng ta nếu chúng ta chịu tiếp lấy Lời ấy hôm nay.
            Với mọi điều nầy trong trí, chúng ta hãy hướng sự chú ý của chúng ta vào mấy câu nầy và xem xét Hội Thánh Đã Thỏa Hiệp Với Thế Gian.
I. NGÀI KHEN NGỢI SỰ PHỤC VỤ CỦA HỘI THÁNH (câu 19)
A. Ngài khen ngợi các chức vụ của họ Đây là một Hội Thánh năng động. Họ đang sinh hoạt trong số lượng của chính họ và trong cộng đồng ở chung quanh họ. Chức vụ của họ được ghi nhớ bởi lời lẽ mà Chúa Jêsus đang sử dụng.
1. Họ rất bận rộnNhiều việc làm Từ ngữ nầy có ý nói nhiều công việc lắm. Nó chỉ ra họ rất năng động trong các việc lành và việc thiện.
2. Họ có gánh nặngPhục vụ Từ ngữ nầy có ý nóimục vụ.  Đây cũng chính là từ dịch là chấp sự xuyên suốt cả Tân Ước. Từ ngữ mang ý tưởng nói tới người đá tung bụi lên. Nói khác đi, họ rất bận rộn đến nỗi họ đã đá tung một đám mây bụi khi họ đi từ công việc nầy đến phần việc kia.
B. Ngài khen ngợi các động lực của họ Điều gì nằm ở đàng sau các công việc nầy? Điều chi đã tác động họ phải làm những việc mà họ đang làm?
1. Họ bị tác động bởi lòng nhân hậu của họtình yêu thương Đây là từ ngữ agape. Từ nầy đề cập tới một tình yêu vô điều kiện, không dứt, chẳng biết tới một biên giới nào cả và không bị ảnh hưởng bởi giá trị của đối tượng được yêu thương. Đây là loại tình yêu của Đức Chúa Trời.
            Bây giờ, chúng ta hãy đối diện với điều đó, động lực thật duy nhứt cho các việc lành là tình yêu thương. Mọi sự chúng ta làm đã được làm ra từ một tấm lòng yêu thương hay nó chẳng có giá trị chi hết, I Cô-rinh-tô 13:1-3. Và, tình yêu mà không hành động thì chẳng phải là tình yêu chân chính, I Giăng 3:18. Thật lấy làm tốt khi Hội Thánh nầy có tình yêu thương, nhưng chúng ta không được cho biết là họ đã yêu cái gì. Có phải việc làm của họ phát xuất từ tình yêu chân chính dành cho Chúa không? Hay, có phải họ chỉ yêu đồng loại của họ? Khi mấy câu nầy mở ra, tôi nghĩ chúng ta sẽ nhìn thấy tình yêu của họ đặt vào con người chớ không đặt vào Đức Chúa Trời.
            Những việc làm tin kính luôn luôn phát sinh từ một tấm lòng nung nấu với tình cảm dành cho Đức Chúa Trời toàn năng. Đấy là động lực của Phaolô, II Cô-rinh-tô 5:14. Đó cũng phải là động lực của chúng ta nữa!
2. Họ bị tác động bởi sự nên thánh của họĐức tin Từ ngữ nầy đề cập tới sự trung tín. Đây là những người được kể là biết lo liệu công việc. Họ rất trung tín và không dời đổi. 
            Nhiều lần có công tác cần được thực hiện quanh Hội Thánh và không một người nào muốn làm công việc đó. Đấy chẳng phải là một vấn đề ở Thi-a-ti-rơ. Có công việc phải làm và nhiều người sẵn lòng làm công việc đó. Đấy là một tình huống rất tốt.
C. Ngài khen ngợi sự trưởng thành của họLàm việc; và việc cuối còn nhiều hơn lúc ban đầu nữa Khi tôi nói sự trưởng thành, tôi không nói về sự tấn tới về mặt thuộc linh. Tôi đang nói về sự lớn lên ở cấp độ công việc của họ. Họ đang phát triển và tiến bộ luôn trên việc làm của họ. Các chiến dịch truyền giảng Tin Lành cho đồng bào của họ đang trên đà gia tăng.
(Lưu ý: Những gì Chúa Jêsus phán về Hội Thánh Thi-a-ti-rơ sẽ là sự thật của Hội Thánh chúng ta nữa. Chúng ta là một Hội Thánh rất bận rộn cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Không những có các sinh hoạt vì cớ làm một việc gì đó quan trọng. Một nhà truyền đạo nói như thế nầy: “Chúng ta (có thể) lăn bóng bowling vì có nhiều ơn phước vào tối thứ Hai, nhắc nhở về Chúa Jêsus vào tối thứ Ba, ăn trong bếp rồi chịu đựng một bài giảng ngắn vào tối thứ Tư. Chúng ta có Ngôi Nhà nhắc nhở về thiên đàng vào tối thứ Năm, chơi Golf vui vẻ vào ngày thứ Sáu, và dọn bàn ăn ở nhà vào ngày thứ Bảy”.
            Chúng ta nên năng động trong công việc của Chúa; nhưng, chúng ta phải thấy rõ mọi sự chúng ta làm bị tác động bởi Sự gây dựng các thánh đồ; Truyền giảng Tin Lành cho tội nhân; và/hay Tôn vinh Cứu Chúa. Ba phần việc đó bao gồm toàn bộ công việc của chúng ta và chúng ta phải năng động dấn thân vào đấy vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
            Tôi chỉ muốn nhắc cho bạn nhớ rằng Đức Chúa Trời cũng biết rõ công việc của chúng ta nữa đó. Ngài không cứu chúng ta để trở thành hạng Cơ đốc nhân biếng nhác, mà phải bận rộn luôn trong công việc của Nước Ngài, Êphêsô 2:10; Giacơ 2:18. Chẳng có chỗ nào dành cho sự biếng nhác và uể oải trong công việc của Đức Chúa Trời!
            Tôi có nghe nói về hai người nầy, họ đang xuống phố, lúc đó họ nhìn thấy ba kẻ vô công rỗi nghề đang nằm nơi máng nước. Người nầy nói với người kia: “Ai trong ba kẻ đó bạn nghĩ là kẻ làm biếng nhứt?” 
            Người kia đáp: “Tôi không biết, nhưng tôi sẽ nhận ra”. Thế là người ấy bước lại gần ba kẻ kia rồi nói: “Xin chào, tôi sẽ đưa tờ 20USD cho ai trong quí vị là kẻ làm biếng nhất”.
            Một người bật dậy nói: “Tôi là người ấy!  Hãy đưa tờ giấy bạc cho tôi”.
            Người cầm tiền nói: “Ông không phải là kẻ làm biếng nhứt”.
            Gã thứ hai lăn mình qua một chút, chìa tay ra rồi nói: “Đưa bạc cho tôi. Tôi tưởng tôi là kẻ làm biếng nhứt mà ông biết đây”.
            Người cầm tiền nói: “Tôi cũng không nghĩ ông là kẻ làm biếng nhứt đâu”.
            Gã thứ ba vẫn nằm đấy rồi nói: “Chỉ cần đút vào túi quần tôi 20$ ấy nếu ông muốn”.
            Bây giờ, đó là sự biếng nhác!  Đấy chẳng phải là cách mà Chúa muốn con cái Ngài phải trở thành đâu. Buồn thay, đấy đúng là tư thế đang có của rất nhiều người!)
I.  Ngài khen ngợi sự phục vụ của Hội Thánh
II. NGÀI ĐƯƠNG DIỆN VỚI TỘI LỖI TRONG HỘI THÁNH (các câu 20-23)
(Minh họa: Trong khi Hội Thánh nầy dường tỏ ra mọi sự mà một Hội Thánh đáng phải có ở bề mặt, ở bề trong của nó đã có một ung nhọt thật nhức nhối. Hội Thánh tại Thi-a-ti-rơ trông tốt lành ở bề ngoài, song ở bề trong nó là một sự đồi bại. Chúa Jêsus đến để đương diện với tội lỗi của họ).
A. Ngài đương diện với kẻ dạy dỗ của Hội Thánh nầy (các câu 20-23) Hội Thánh ở Thi-a-ti-rơ bị dẫn xa khỏi Chúa bởi những sự dạy của một người nữ có nhiều ảnh hưởng trong hội chúng của họ. Chúa Jêsus vạch trần bà ta, những sự dạy của bà ta và sự xét đoán bà ta trong mấy câu nầy.
(Lưu ý: Người đàn bà nầy được gọi là “Giê-sa-bên”.  Bà ta được gọi bằng cái tên của một trong những người nữ nổi tiếng nhất trong cả Kinh Thánh. Một chút lai lịch về Giê-sa-bên trong Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta hiểu rõ người đàn bà nầy đã làm gì trong Hội Thánh nầy.
            Giê-sa-bên là vợ của vị vua gian ác Aháp, I Các Vua 16:31. Tên của bà ta có nghĩa là “trong trắng” nhưng bà ta là một thứ gì đó trừ ra sự ấy. Bà ta là con gái gian ác của một Vua dân Ngoại. Bà ta là một kẻ thờ lạy rất kỉnh kiền của thần Baanh và bà ta giữ khoảng 850 tiên tri của thứ tôn giáo gian ác chuyên về tình dục đó, I Các Vua 18:19. Baanh là thần trúng mùa và các tiên tri cùng thầy tế lễ của hắn chẳng  khác gì hơn lũ gái điếm trong đền thờ. Baanh được thờ lạy qua những hành vi dâm dục bẩn thỉu và sự gian ác xấu xa.
            Khi Giê-sa-bên đến với Israel, bà ta đã mang theo thứ tôn giáo đồi trụy theo với mình. Bà ta đã hướng dẫn người chồng với hai đầu gối lỏng lẻo đi theo các thần của mình rồi nhơn đó gây ảnh hưởng cho Israel phải tìm kiếm Baanh thay vì Đức Giêhôva, I Các Vua  21:25. Bà ta thậm chí đã làm hết sức mình để giết từng người nào thực thuộc về Đức Chúa Trời mà bà ta có thể nắm bắt được. Bà ta đã đe dọa cụ Êli một lúc và ông cụ đã bỏ chạy trong sợ hãi, I Các Vua  19:1-3.
            Bạn phải nhớ đến câu chuyện nói tới Aháp và ao ước của ông ta muốn chiếm đoạt vườn nho của Ba-bốt, I Các Vua 21:1-29. Chính Giê-sa-bên đã sắp đặt mọi sự để giết Na-bốt để Aháp có được vườn nho đó. Hành động nầy đã giục giã Êli phải công bố bản án của Đức Chúa Trời giáng trên Aháp và Giê-sa-bên, I Các Vua 21:17-24. Ông nói cho Aháp biết Giê-sa-bên sẽ bị chó ăn thịt, I Các Vua  21:23. Điều nầy đã được ứng nghiệm nhiều năm về sau khi Giêhu truyền cho tôi tớ của Giê-sa-bên ném bà ta xuống từ cánh cửa sổ ở tầng hai. Họ đã làm theo và Giêhu đã đánh xe ngựa của mình cán ngang qua thi thể của bà ta. Ông bước vào nhà, dọn bữa ăn và truyền cho các tôi tớ lo chôn cất bà ta. Khi họ đi ra để tìm nhặt xác của bà ta, mọi thứ còn sót lại là cái sọ, hai chơn và hai bàn tay của bà ta mà thôi. Bầy chó đã ăn hết phần còn lại, II Các Vua 9:1-37.
            Giê-sa-bên xuất hiện để được đồng hóa với sự gian ác và thờ lạy hình tượng).
1. Tội lỗi của bà ta bị phơi ra (câu 20) Vị nữ tiên tri tự phong nầy, dù bà ta là ai, đã phạm tội dẫn dắt dân sự xa cách sự thờ lạy Đức Chúa Trời. Không một ai dám chắc hoàn toàn những gì thực sự đã diễn ra, nhưng ở đây là lý thuyết của tôi.
            Còn nhớ khi tôi nhắc tới hội phường buôn bán ở trên không? Phường hội bán buôn nầy thường có những buổi nhóm trong các đền thờ ngoại giáo ở chung quanh thành phố. Những buổi nhóm như vậy thường là những vụ việc phi luân bao gồm tình trạng say sưa, làm dụng ma túy và tình dục trái lẽ. Những buổi nhóm nầy cũng gồm có một bữa ăn và bắt đầu hay kết thúc với một của lễ dâng cho tà thần. 
            Khi một con thú được dâng làm của lễ trong đền thờ ngoại giáo, thường chỉ có một phần nhỏ chắc chắn được dâng lên. Có khi, chỉ có một vài sợi lông trên đầu con thú được cắt xén, chỉ từng đó được đem dâng mà thôi. Phần còn lại của con thú khi đó được chia ra giữa thầy tế và kẻ thờ phượng. Người đến thờ phượng có thể bán một phần thịt ra chợ, hoặc người dọn một bữa tiệc đãi bạn bè và họ sẽ ăn của dâng đó.
            Khi những kẻ theo tà giáo ở thành Thi-a-ti-rơ đã được cứu, họ phải đối mặt với một nan đề. Có phải họ đã từ chối không tham gia vào phường hội ấy rồi phải thất nghiệp; hay có phải họ dự vào các nghi thức tà giáo rồi đem những sự làm chứng của mình ra mà thỏa hiệp? Tâm ý của Đức Chúa Trời trong vấn đề nầy được thấy ở Công Vụ các Sứ Đồ 15:29. Ở đó, những người dân Ngoại mới trở lại đạo được truyền cho phải kiêng cử thịt được cúng cho thần tượng, giữa vòng những việc khác. Muốn có thêm phần thông tin về việc ăn thịt cúng cho thần tượng, bạn có thể đọc ở I Côrinhtô 8-10.
            Vì vậy, sự dạy ở thành Thi-a-ti-rơ có thể giống y với sự dạy cực kỳ phát triển trong kỷ nguyên ấy. Có thể đấy là ý tưởng cho rằng một người sẽ được cứu bởi ân điển và cứ chìu theo nổi khát khao của xác thịt về tội lỗi. Có người đã giữ lấy quan điểm cho rằng linh hồn và xác thịt không gắn bó với nhau. Nói khác đi, họ dạy rằng những gì một người đã làm trong thân thể của họ chẳng ảnh hưởng đến đời sống thuộc linh của họ và ngược lại. Sự dạy nầy được nhắc tới và được kể đến trong thư tín I Giăng.
            Người nữ truyền đạo nầy đã nói cho dân sự trong Hội Thánh nầy biết rằng họ có thể giữ lấy, duy trì các tín điều ngoại giáo của họ, cứ thực hành và vẫn hầu việc Chúa; rằng họ có thể phạm tội mà vẫn được cứu; rằng việc nầy chẳng có ăn nhặp gì với việc kia.  Đây có thể là công cụ mà Hội Thánh đang sử dụng để tiếp nhận những người theo tà giáo ở thành Thi-a-ti-rơ đến với Hội Thánh của họ. Họ đang thỏa hiệp mọi tiêu chuẩn của họ khi lôi cuốn thế gian. Họ đang nói: “Ồ, bạn thế nào thì hãy cứ đến theo thế ấy! Đừng thay đổi gì hết. Cứ giữ việc sống như bạn luôn sống. Chúng tôi tiếp nhận bạn cứ y như vậy. Đức Chúa Trời yêu thương bạn và chúng tôi cũng thế. Ngài cũng như chúng tôi không mong bạn thay đổi gì hết”.
            Bất cứ điều gì bà ta đã làm, bà ta đang dẫn dắt dân sự của Đức Chúa Trời đi lạc. Từ ngữ rủ có ý nói dẫn ra khỏi đường ngay.  Bà ta đang dẫn họ vào sự vô đạo. Từ ngữtà dâm (fornication) ra từ chữ pornia.  Chúng ta có chữ pornography(khiêu dâm) từ đó. Từ ngữ ấy đề cập tới bất kỳ một tội nào về tình dục. Từ ngữ sát nghĩa có ý nói “mại dâm thân thể của một người với những tư dục của người khác”. Từ ngữ nầy có thể đề cập tới tội lỗi về tình dục, hay nó có thể được dùng như một ẩn dụ nói tới sự thờ lạy hình tượng. Bất chấp họ đã làm gì, Chúa gọi đó làđiều sâu hiểm của quỉ Satan, câu 24.
(Lưu ý: Chính sự dạy nầy đang ràng rịt trong kỷ nguyên hiện đại. Ở khắp mọi nơi, người nào tự nhận mình là Cơ đốc nhân  xưng rằng họ có thể có mối quan hệ với Chúa ở tay nầy rồi sống loại đời sống tội lỗi công khai ở tay kia. Đồng tính luyến ái, các loại sách báo khiêu dâm, làm dụng ma túy, say xỉn, quan hệ chặt chẽ với các thứ tôn giáo giả, v.v… tất cả đều xưng nhận mình được cứu mà vẫn làm theo điều chi họ đẹp lòng. 
            Ai đó là kẻ nói dối! Chúa dạy dân sự Ngài phải phân rẻ ra khỏi lối sống đó, II Cô-rinh-tô 6:17.  Ngài nói cho chúng ta biết dân sự Ngài  đã nhận được một sự sanh mới, Giăng 3:3. Và, họ đã trở thành những tạo vật mới, II Cô-rinh-tô 5:17. Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết rằng bất kỳ người nào sống một lối sống tội lỗi liên tục mà không chịu ăn năn có nghĩa là họ bị hư mất, I Giăng 2:9-10. Chúng ta có sự tự do trong vai trò Cơ đốc nhân, nhưng sự tự do của chúng ta không phải là tấm môn bài cho tội lỗi!)
2. Sự cứng lòng của bà ta bị tố giác (câu 21) Chúa đã ban cho người đàn bà nầy và những kẻ theo bà ta có đủ thì giờ để xây khỏi tội lỗi của họ, nhưng họ đã từ chối không chịu làm theo như vậy. Bây giờ, sự kiên nhẩn của Ngài không còn nữa và bà ta được đề cử cho sự phán xét.
(Lưu ý: Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời nhịn nhục, yêu thương! Ngài ban cho hạng tội nhân hư mất và các tín hữu lạc sai cơ hội để làm hòa lại với Ngài. Khi họ từ chối, họ chẳng trông mong điều chi khác hơn là sự phán xét của Ngài, Châm ngôn 29:1).
3. Bản án của bà ta đã được công bố (các câu 22-23) Vì cớ những gì bà ta đã làm, bà ta và hết thảy những kẻ theo bà ta sẽ đối diện với sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Bằng cách sử dụng cụm từ quăng vào tai nạn lớn, Ngài đang nói cho chúng ta biết rằng số người nầy không được cứu. Nhưng, hãy chú ý ân điển trong sự phán xét của Ngài: Ngài vẫn ban cho họ khoảng thời gian để ăn năn! Nếu họ từ chối, họ sẽ bị xét đoán tùy theo công việc của mỗi người.  Ơn cứu rỗi luôn luôn dựa theo ân điển của Đức Chúa Trời; sự phán xét xảy đến chiếu theo việc làm của con người.
(Lưu ý: Chúng ta không tự dối mình. Người nào không sấp mình xuống trước Đức Chúa Jêsus Christ, tin cậy Ngài để được cứu và chứng tỏ sự cứu rỗi ấy qua một đời sống tận hiến, được thay đổi là hạng người chưa bao giờ được cứu! Họ đang ở dưới sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời và sẽ bị Ngài xét đoán tùy theo việc làm của họ, Khải huyền 20:11-15.
            Nếu bạn chưa bao giờ tin cậy Chúa Jêsus là Cứu Chúa cho riêng bạn, cho phép tôi thách thức bạn hãy đến với Đức Chúa Trời trong khi vẫn còn có thời hạn. Một ngày kia, sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời sẽ đi đến mức cuối và chẳng gì còn lại trừ ra sự chết, sự phán xét và Địa Ngục!
            Có phải bạn để ý đến “con cái nó” ở câu 23?  Lớp người trẻ là lớp người chịu khổ nhiều nhất khi có sự thỏa hiệp và giả hình ở trong Hội Thánh. Họ nhìn thấy sự mâu thuẫn và họ xây lưng mình lại với Đức Chúa Trời và khom mình mù quáng đi thẳng tới Địa Ngục).
B. Ngài đối diện với sự dung dưỡng của Hội Thánh nầy (câu 20) Chúa Jêsus tỏ ra không hài lòng với Hội Thánh nầy vì họ đã để cho người đàn bà nầy nắm lấy địa vị lãnh đạo và vì họ đã dung dưỡng những sự dối trá mà bà ta dạy dỗ thay vì lẽ thật. Từ ngữ dung có ý nói chịu, cho phép, để cho. Đức Chúa Trời không hài lòng họ đã để cho những sự việc như thế tiếp diễn ở đó. 
            Có lẽ họ giống như nhiều người trong thời của chúng ta. Có thể họ nói:Được thôi, tôi không đồng ý với việc đó, nhưng chúng tôi chẳng nói gì hết vì chúng tôi sẽ làm tổn thương tình cảm của họ.  Một số người đang cần làm tổn thương tình cảm của họ! Khi giáo lý giả được giảng dạy trong Hội Thánh, người nào biết lẽ thật đều có bổn phận đứng lên và làm một việc gì đó về sự ấy! Khi chúng ta ngồi ì ra đó rồi để cho loại gian ác ấy xâm nhập vào mà chẳng kiểm tra, chúng ta đang mời gọi cơn giận và sự phán xét của Đức Chúa Trời!
(Lưu ý: Có người nhìn vào Hội Thánh của chúng ta và họ không chấp nhận các tiêu chuẩn của chúng ta.  Họ không hiểu lý do tại sao phụ nữ của chúng ta mặc đầm trong nhà thờ. Họ không hiểu lý do tại sao chúng ta bác bỏ không cho phép loại âm nhạc nào đó xâm nhập vào. Họ không hiểu sao chúng ta vẫn dùng bản Kinh Thánh King James. Họ không hiểu tại sao chúng ta không song hành với họ và dự phần vào những vụ việc mà họ đang làm. Nhưng, cho phép tôi nói với bạn điều nầy: Chúng ta có những tiêu chuẩn và chúng ta đứng cạnh chúng vì một lý do rất đơn giản. Lý do ấy là như vầy đây: nếu bạn nhường cho ma quỉ một cm, hắn sẽ chiếm lấy một dặm! (Minh họa: Êphêsô 4:27).
            Quần tây cho phụ nữ hôm nay sẽ đổi thành quần sọt cho nam giới ngày mai. Một loại âm nhạc đương thời hôm nay sẽ đổi những buổi thờ phượng ra giống với các buổi chơi nhạc rock. Một phiên bản Kinh Thánh mới hôm nay sẽ đổi thành một mớ phiên bản khác nữa cho ngày mai. Nếu chúng ta chịu hạ bức tường xuống chỉ một chút thôi và thỏa hiệp với thế gian, thế gian sẽ không chịu ngừng nghỉ cho tới chừng nó có mọi sự nó muốn. Và, chúng ta sẽ chẳng còn lại gì trừ ra cơn giận của một Đức Chúa Trời thánh khiết! Tôi không biết gì về bạn, nhưng thà là tôi có thể bị hiểu lầm, bị gọi là không mốt và bị chế nhạo, hơn là tôi phải đánh mất quyền phép và sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn năng!
            Một số Hội Thánh vốn tự hào về sự dung dưỡng của họ. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời vẫn mong dân sự Ngài sống khác biệt với thế gian ở quanh họ. Khi chúng ta sống giống như Thi-a-ti-rơ và thỏa hiệp các tiêu chuẩn của mình hầu hấp dẫn thế gian, chúng ta đang xây lưng mình về phía lẽ thật. Khi chúng ta mở cửa để cho thế gian bước vào, đừng lấy làm ngạc nhiên nếu Chúa bước ra khỏi đó!)
C. Ngài đương diện với sự làm chứng của Hội Thánh nầy (câu 23b) Chúa nói cho Hội Thánh nầy biết Ngài sẽ sử dụng họ như một tấm gương để dạy dỗ các Hội Thánh khác điều chi sẽ xảy ra khi lẽ thật bị thỏa hiệp. Hội Thánh tại thành Thi-a-ti-rơ đã được thiết lập để đem Lời của Đức Chúa Trời đến với một thành phố tà giáo. Họ đã hoạt động tốt trong một thời gian; thế rồi họ rời bỏ con đường chánh đáng. Họ sẽ phải trả giá nặng nề cho tội lỗi của họ.
(Lưu ý: Chúa sẽ không dung chịu tội lỗi trong Hội Thánh một khi nó được phép phát triển. I Phierơ 4:17 nhắc cho chúng ta nhớ rằng sự phán xét phải bắt đầu từ nhà của Đức Chúa Trời. Nói khác đi, khi có tội lỗi trong trại quân, Chúa sẽ xử lý nó. Ngài sẽ dời đi sự hiện diện của Ngài, quyền phép Ngài và cái chạm của Ngài không còn ở trên hội chúng lạc sai nữa. Ngài sẽ viết Y-ca-bốt trên mày cửa và nhìn xem chúng ta thoái hóa đi cho tới chừng chẳng còn chi hết. Đấy là cái giá của sự thỏa hiệp).
I. Ngài khen ngợi sự phục vụ của Hội Thánh
II. Ngài đương diện với tội lỗi trong Hội Thánh
III. NGÀI YÊN ỦI CÁC THÁNH ĐỒ TRONG HỘI THÁNH (các câu 24-29)
(Minh họa: Không phải ai trong thành Thi-a-ti-rơ đều đã xa khỏi Chúa cả đâu. Ngay cả trong Hội Thánh dung dưỡng, thỏa hiệp và tội lỗi đó, đã có một số dân sót trung tín. Chúa có một vài lời hy vọng và yên ủi dành cho họ khi họ phấn đấu để ăn ở thánh khiết trong một hội chúng bất khiết).
A. Ngài yên ủi họ về bổn phận của họ (các câu 24-25) Ngài nói cho họ biết mọi sự Ngài trông mong nơi họ ấy là họ cứ ở lại trên đường chạy. Ngài muốn họ tránh đừng cuộn mình vào trong cơn lốc của điều ác đang hoành hành ở đó tại thành Thi-a-ti-rơ.
(Lưu ý: Đấy là ý muốn của Ngài dành cho chúng ta trong thời buổi lộn xộn nầy nữa đấy. Ngài muốn chúng ta phải ở lại trên đường chạy vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chỉ vì mọi người ở chung quanh chúng ta đang bắt theo con đường mới không có nghĩa là chúng ta cũng phải như thế. Chúng ta có thể đứng trên chỗ của mình và cứ trung tín cho đến chết hay chúng ta sẽ được cất lên, Minh họa: Êphêsô 6:11-18 – Chúng ta được truyền cho phải “đứng” ba lần!)
B. Ngài yên ủi họ về số phận của họ (các câu 26-27) Chúa Jêsus hứa với họ rằng nếu họ cứ trung tín với Ngài, họ sẽ cai trị với Ngài khi Ngài đến trong Nước Ngài. Dường như Ngài muốn nói: Các ngươi giờ đây đang vô quyền không thể thay đổi hoàn cảnh của mình được, song ngày hầu đến khi ta sẽ đặt quyền phép ta vào tay các ngươi. Các ngươi sẽ trị vì với ta và sự phấn đấu của các ngươi sẽ có giá trị lúc cuối cùng.
(Lưu ý: Nếu bạn là Cơ đốc nhân thánh khiết, tin kính trong thời buổi nầy, bạn phải sẵn sàng bị thù ghét, bị hiểu lầm và bị bắt bớ. Nhưng, đây không phải là cuối cùng của vấn đề đâu! Một ngày kia, Nhà Vua hiện đến! Khi Ngài đến, Ngài sẽ khiến các đầy tớ trung tín của Ngài đồng trị với Ngài. Chúng ta rất yếu đuối hôm nay. Các nhà thờ thuộc thế gian, thỏa hiệp sẽ là những nhà thờ cùng với mọi dân, mọi thế lực và mọi danh tiếng. Nhưng, khi Nhà Vua ngự đến, người nào hầu việc Ngài trung tín bấy giờ sẽ đồng trị với Ngài! Đấy sẽ là mọi giá trị khi ngày ấy đến!)
C. Ngài yên ủi họ về sự giải cứu của họ (câu 28) Chúa Jêsus hứa với các tín hữu trung tín nầy ngôi sao mai. Có nhiều tranh cãi giữa vòng các học giả Kinh Thánh đối với điều Ngài đang nói ở đây. Có người tin rằng Ngài đang hứa với họ về chính mình Ngài. Rốt lại, Ngài là sao mai sáng chói, Khải huyền 22:16.  Có người nghĩ điều nầy đề cập tới Satan, Luca 10:18; rằng Chúa Jêsus sẽ để cho Hội Thánh nhìn thấy Satan nhận lấy những gì sẽ xảy đến cho hắn một ngày kia. Chúng ta sẽ nhìn thấy sự ấy, Khải huyền 20:10.
            Tôi nghĩ Ngài đang nói tới Sự Cất Lên. Bạn thấy đấy, khi bóng đêm đang ở chỗ tối tăm nhất, sao mai, hay hành tinh Venus, trở nên thấy rõ nét hơn. Khi thiên thể nầy xuất hiện, bạn biết rằng bình minh không còn xa nữa. Tôi nghĩ Chúa đang nói với mấy người nầy cứ bám trụ đi vì không còn lâu nữa đâu. Dường như Ngài đang nói: Trời còn tối lắm bây giờ, nhưng có tia hy vọng ở trên trời. Cứ bám trụ đi; Ta đến để đón các ngươi!
            Quí bạn ơi, đấy cũng là lời hứa của Ngài cho chúng ta nữa! Bóng đêm tăm tối nầy mà chúng ta đang ở trong đó giờ đây sẽ chẳng còn kéo dài nữa. Chúa sắp ngự đến! Những dấu hiệu trông thấy được hết thảy đang ở quanh chúng ta. Về hình bóng, sao mai đã hiện ra, và nó ra tín hiệu sự đến gần của một ngày mới. Ngài sắp ngự đến và chúng ta sẽ ra đi! Vì vậy, cứ bám trụ đi vì chẳng còn bao lâu nữa đâu!
Kết luận: Tôi không nghĩ Hội Thánh nầy là cái gì đó giống như Hội Thánh tại thành Thi-a-ti-rơ.  Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Satan sẽ chẳng thích gì hơn là len lỏi vào trong mối tương giao của chúng ta rồi khiến chúng ta lìa bỏ lẽ thật của Chúa. Chúng ta phải cảnh giác, I Phierơ 5:8. Chúng ta phải quan sát và làm việc chống lại những chiến thuật của hắn ở mỗi ngã rẽ kia. Chúng ta không những phải nhìn xem Hội Thánh như một tổng thể, mà còn nhìn vào tấm lòng của từng cá nhân chúng ta nữa.
            Sự thực là tội lỗi xâm nhập vào không với một số lượng lớn, nhưng khi chúng ta là cá nhân tín đồ đã để cho Satan dựng một đồn lũy trong đời sống chúng ta, có phải thế không? Có phải Chúa đã chạm đến tấm lòng bạn qua sứ điệp nầy? 
            Nếu Ngài đã kêu gọi bạn đến trước mặt Ngài để xử lý với tội lỗi của bạn, bạn ơi hãy đến đi. Nếu Ngài muốn bạn phải cầu thay cho Hội Thánh nầy và các Hội Thánh khác cố cầm cự chống lại làn sóng dâng tràn của sự thỏa hiệp, bạn ơi hãy đến đi. Liệu bạn có vâng theo tiếng phán của Ngài khi Ngài phán với tấm lòng của bạn không?





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét