Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Bài 19: Khải huyền 3:7-13: "Hội Thánh Có Cánh Cửa Mở"




Khải huyền 3:7-13
HỘI THÁNH
CÓ CÁNH CỬA MỞ
Phần giới thiệu: Chúng ta đang lần qua các thư tín của Chúa chúng ta gửi cho 7 Hội Thánh ở xứ Tiểu Á. Chúng ta đã mở ra 5 trong 7 Hội Thánh và không bao lâu nữa, chúng ta sẽ đi qua hết các bức thư nầy để bước vào trọng tâm của sách Khải huyền. Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng các thư tín nầy có thể được xem từ ba mặt khác nhau.
1.) Về mặt thực tế Các thư tín nầy đã được viết cho các Hội Thánh đang sinh hoạt trong thời đó. 
2.) Về mặt tiên tri Mỗi Hội Thánh tiêu biểu cho một thời kỳ khác trong lịch sử Hội Thánh tính từ Lễ Ngũ Tuần cho tới Sự Cất Lên. Hội Thánh đặc biệt nầy tiêu biểu cho khoảng thời gian giữa năm 1.700SC và năm 1.900SC. Trong khoảng thời gian nầy, các Hội Thánh Cơ đốc thật, dù yếu ớt về số lượng và về mặt tài chính, đã bắt đầu phong trào truyền giáo hiện đại.  Đây cũng là thời kỳ nhìn thấy những cơn tỉnh thức lớn và các cuộc phấn hưng ở Mỹ và Anh quốc. 
3.) Về mặt cá nhân – Các Hội Thánh nầy có đôi điều để nói với từng cá nhân tín đồ và với từng Hội Thánh đang hiện hữu.
            Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét Hội Thánh ở tại Philađenphia. Tôi muốn rao giảng về Hội Thánh có cánh cửa mở.
+ Philađenphia là thành phố trẻ và nhỏ nhất trong tất cả các thành phố được nhắc tới trong những thư tín nầy.
+ Thành phố định vị trên một con đường hẹp giữa hai rặng núi. Nó đứng như một cánh cửa ngỏ giữa Tiểu Á và Á châu.
+ Vì cớ địa thế chiến lược của nó, nó được sử dụng như một thành phố đệm về mặt quân sự. Quân đội của kẻ thù đi ngang qua con đường hẹp sẽ bị chậm trễ bởi một lực lượng nhỏ đồn trú tại thành phố Philađenphia.
+ Thành phố được đặt tên cho Vua King Attalus II, là vua xứ Bẹt-găm. Ông nổi tiếng về tình cảm dành cho em mình là Eumenes, và ông đã được gọi là Philadelphos. Từ ngữ nầy có ý nói tới một người yêu thương em mình. Vì thế, Philađenphia đã được biết tới là Thành phố của tình cảm anh em.
+ Philađenphia được xây dựng trên một địa thế không tốt về mặt địa lý. Kết quả là, thành phố bị hành hại bởi những trận động đất và chấn động thường xuyên. Cư dân thường bị buộc phải trốn ra khỏi thành phố để tránh bị thương tích hay phải chết bởi những toà nhà sụp xuống.
+ Philađenphia cũng là ngôi nhà dành cho vô số chùa miễu thờ lạy nam và nữ thần Hylạp cổ.
+ Philađenphia là thành phố cuối cùng trong 7 thành phố đã mất đi phần làm chứng Cơ đốc của nó. Có một cộng đồng Cơ đốc rất phát triển ở đó vào cuối năm 1.000SC, khi thành phố bị các đạo quân Hồi giáo ở vùng Trung đông chiếm cứ.
            Chúa Jêsus đã phán những câu nầy với Hội Thánh tại thành Philađenphia. Ngài đến với họ chẳng đem theo một lời ta thán nào hết. Ngài đến với họ bằng những lời ngợi khen và nhiều lời hứa. Tôi nghĩ lời lẽ của Chúa dành cho Hội Thánh tuy yếu đuối nhưng rất trung tín nầy, có nhiều điều để nói với tấm lòng của chúng ta hôm nay. Nếu chúng ta muốn lấy Hội Thánh nào trong các Hội Thánh nầy làm gương, thì đó sẽ là Hội Thánh nầy. Chúng ta hãy xem xét lời lẽ của Chúa chúng ta và tìm ra lý do tại sao. Tôi muốn rao giảng với đề tài Hội Thánh Có Cánh Cửa Mở
I. HỘI THÁNH VÀ CHÚA (các câu 7-8a)
A. Các thuộc tánh của Chúa Chúa Jêsus đến với Hội Thánh nầy và Ngài đồng hóa chính mình Ngài theo hai cách rất năng quyền.
1. Ngài đến như Đấng Vô Tội Từ ngữthánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là vô tội và trong sạch. 
Đấy là bằng chứng theo Kinh Thánh về Chúa Jêsus, I Phierơ 2:22; Hêbơrơ 7:25; I Côrinhtô 5:21. 
Đấy là bằng chứng của Địa Ngục về Chúa Jêsus, Mác 1:24
Đấy là bằng chứng của Thiên Đàng về Chúa Jêsus, Luca 1:35
Đấy là bằng chứng của Chúa Jêsus về chính mình Ngài:Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?… Nếu ta nói lẽ thật, sao các ngươi không tin ta? (Giăng 8:46). (Minh họa: Câu hỏi của Ngài không bao giờ được trả lời!)
            Chúa Jêsus phán với một Hội Thánh đang phấn đấu để được nên thánh ở giữa một thế giới sa đọa và tội lỗi. Ngài đến để nói với họ: Sống cho Đức Chúa Trời là điều khả thi! Ta là Thánh, và Ta cũng sẽ giúp cho các ngươi được nên thánh nữa”.
(Minh họa: Đấy là một lời nói khích lệ mà hết thảy chúng ta đều cần đến mọi lúc mọi khi. Thế gian nầy chống nghịch chúng ta, tội lỗi và Satan đang chèn ép chúng ta trên từng phương diện. Chúa Jêsus có quyền giúp chúng ta sống những đời sống thánh khiết mà Ngài ao ước chúng ta phải sống theo).
2. Ngài đến như Đấng Chân Thật Từ ngữ chân thật ở đây có ý nói điều chi là thành thật.  Chúng ta biết Lời Ngài là chơn thật, giờ đây Ngài nói cho dân sự Ngài biết Ngài là Cứu Chúa chơn thật; Ngài là Chúa chơn thật duy nhứt.
            Những tín đồ đầu tiên nầy bị những điều giả dối vây chung quanh. Các thần giả và sự thờ lạy giả dối đầy dẫy trong thời buổi ấy. Chúa Jêsus chỉ muốn họ nhìn biết rằng Ngài là Đấng chân thật. Họ chẳng phí thời gian khi lo hầu việc Ngài. Họ không phạm một sai lầm nào khi xây lưng họ lại đối với các thần tượng tà giáo của họ. Khi họ đến với Đức Chúa Jêsus Christ, họ đã đến với Cứu Chúa duy nhứt, Công Vụ các Sứ Đồ  4:12; Giăng 14:6.
            (Minh họa: Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên khi có nhiều thứ đều là giả cả. Chúng ta có những thứ thay thế cho đường, muối và thịt. Chúng ta Chúng ta có những bộ đồ giống như lông thú và giả da.  Chúng ta có những bà mẹ thay thế, thuê theo ngày, rất ảo không thực. Chúng ta bị vây lấy bởi những thứ không thật, giả mạo. 
            Thật là một sự yên ủi khi được nhắc nhớ rằng ít nhất có một việc là rất thật! Chúa Jêsus không phải là một sự thay thế cho một việc gì đó! Khi bạn tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ, bạn đang nắm lấy một việc gì đó rất thật! Ơn cứu rỗi là có thật! Sự cầu nguyện là rất thật! Ân điển là rất thật! Thiên đàng có thật! Sự hiện diện của Ngài là rất thật! Lời của Ngài là đích thực!  Quyền phép của Ngài có thật! Tôi chỉ đang nói, Chúa Jêsus, chớ không phải Coca-Cola, là một việc rất thật!)
B. Uy quyền của Chúa Chúa Jêsus tự đồng hóa chính Ngài là Đấng đang nắm quyền tể trị! Ngài có những chiếc chìa khóa và Ngài mở và đóng các cánh cửa.
1. Ngài mang những chiếc chìa khóa Chúa Jêsus phán rằng Ngài là chìa khóa của David.  Hãy xem lại ở Êsai 22:20-25. Phân đoạn Kinh Thánh nầy nói tới một người có tên là Êliakim. Đây là lời tiên tri trong Cựu Ước nói tới sự vinh hiển của Đức Chúa Trời; quyền phép của Đức Chúa Trời; uy quyền của Đức Chúa Trời sẽ đặt trên vai người. Khi ấy, chúng ta được truyền cho biết rằng ông ấy sẽ được đặt như một cây đinh ở một nơi vững chãi và ông ấy sẽ bị dứt bỏ sau một thời gian ngắn. Lời tiên tri xa xưa nầy là một hình ảnh nói tới sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ.
            Đức Chúa Trời đã đặt trên Con của Ngài Nước và quyền bính của Ngài, Êsai 9:5. Đức Chúa Trời đã đặt Ngài giống như cây đinh đóng nơi vững chãi.  Nhưng, sau một thời gian, Ngài sẽ bị dứt bỏ. Đây là một hình ảnh rõ nét nói tới thập tự giá của Chúa chúng ta. Chúng ta được truyền cho biết rằng Ngài sẽ có chìa khóa của David. Điều nầy có ý nói tới điều gì?
            Phải, những chiếc chìa khóa để mở cái gì chứ? Những chiếc chìa khóa cung ứng cho bạn uy quyền, sự tiếp cận và tính cách giá trị. Chúa Jêsus đến với Hội Thánh xa xưa nầy rồi nói: “Ta có những chiếc chìa khóa!” Ngài đang nói với chúng ta hôm nay rằng Ngài “có những chiếc chìa khóa”. Ch đang có loại chìa khóa nào?
a. Ngài có chìa khóa của giấc ngủKhải huyền 1:18. Một mình Chúa Jêsus là Chủ của sự chết. Bạn không thể chết cho tới chừng nào Ngài mở cánh cửa ra! Bạn không thể cứ chết luôn một khi bạn nhìn biết Ngài, Giăng 11:25-26.
b. Ngài có chìa khóa của sự thương khó Khải huyền 1:18 Chỉ có Ngài mới có thể mở Thiên Đàng ra và đóng Địa Ngục lại. Chúa Jêsus là chìa khóa mở Thiên Đàng ra!
c. Ngài có chìa khóa của sự cứu rỗiGiăng 4:12; Giăng 14:6; Giăng 10:9. Chỉ có Ngài mới có thể mở cánh cửa vào sự sống đời đời cho những ai chịu đến với Ngài. 
d. Ngài có chìa khóa của sự phục vụ - I Côrinhtô 16:9 Ngài quyết định khi nào chúng ta phục vụ, chúng ta phục vụ ở đâu và chúng ta phục vụ bao lâu.
e. Ngài có chìa khóa của sự an ninh Côlôse 3:3 Không một ai có thể đụng đến những người đã được khóa trái ở trong Đức Chúa Jêsus Christ.
2. Ngài điều khiển những cánh cửa Chúa Jêsus nắm lấy phần việc mở và đóng những cánh cửa trong đời sống của dân sự Ngài. Chúng ta nhìn thấy lẽ thật nầy đang tác động trong đời sống của Sứ đồ Phaolô, Công Vụ các Sứ Đồ 16:6-10.  
            Khi Đức Chúa Trời mở cánh cửa cơ hội trong đời sống của bạn; bạn hãy băng mình qua đó thật nhanh như có thể được. Đây có thể là cơ hội một lần trong đời. Thật là đáng buồn một khi được lên Thiên đàng rồi nhìn thấy những việc chúng ta có thể làm nếu chúng ta chỉ tin cậy Chúa rồi bước qua cánh cửa mở mà Ngài đã ban cho chúng ta.
            Vì vậy, khi Ngài đóng một cánh cửa, đừng tìm cách đẩy nó mở ra. Bạn không muốn có mặt ở chỗ mà Đức Chúa Trời không muốn bạn có mặt ở đó. Con đường dẫn tới phước hạnh là phải có mặt ở chỗ mà Chúa chúng ta phải có mặt, khi Ngài muốn chúng ta phải có mặt tại đó.
            Tôi nghĩ có một lời ở đây dành cho Hội Thánh nữa. Sẽ có nhiều lúc dọc theo con đường khi Đức Chúa Trời sắp xếp mọi thứ cho Hội Thánh của Ngài. Ngài có thể ban cho chúng ta một cơ hội để thực hiện những lần xâm nhập vào cộng đồng của chúng ta. Có thể Ngài ban cho một cánh cửa mở công cuộc truyền giáo cho thành phố của chúng ta. Khi cánh cửa mở có, thì đấy chẳng phải là lúc để trì trệ. Đây là thời điểm cho đức tin và hành động. Khi chúng ta nhìn thấy cánh cửa ấy mở ra, chúng ta phải băng qua nó, dù là với giá nào. Chúng ta cần phải cầu nguyện xin Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta sự khôn ngoan thuộc linh để nhìn thấy những cánh cửa khi Ngài mở chúng ra.
C. Sự xác định của Chủ Khi Ngài làm việc với các Hội Thánh khác, Chúa Jêsus nhắc cho họ nhớ rằng Ngài biết rõ mọi sự về họ. Ngài nhìn thấy công việc của họ và Ngài nhìn thấy mọi động lực đang lèo lái công việc.
            Chỉ là một sự nhắc nhớ, Ngài cũng biết rõ chúng ta nữa, Hêbơrơ 4:13; Châm ngôn 15:3! Khi Ngài nhìn vào đời sống của chúng ta và vào Hội Thánh của chúng ta, Chúa Jêsus đang nhìn gì về chúng ta?
II. HỘI THÁNH VÀ CHỨC VỤ (các câu 8b-11)
(Minh họa: Philađenphia là một Hội Thánh nhỏ với ưu tiên một dành cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.  Mấy câu nầy cho chúng ta biết đôi điều về chức vụ của họ).
A. Chức vụ của họ liên quan tới những cơ hội (câu  8) Trong sự tể trị của Ngài, Chúa đã ban cho Hội Thánh một cánh cửa chức vụ mở rộng, đầy năng quyền.  Chúa Jêsus phán:ngươi có ít năng lực.  Có thể điều nầy có ý nói rằng họ ít ỏi về số lượng và thiếu ảnh hưởng về mặt chính trị và tài chính. Họ tuy yếu, nhưng Chúa đang sử dụng họ với một tư thế rất mạnh mẽ. Họ tuy yếu, nhưng họ đã làm ra một cái chạm rất mạnh trên thành phố của họ! Tại sao chứ?
            Họ đã giữ Đạo của Ngài. Điều nầy có ý nói rằng dù họ yếu ớt trong nhiều phương thức, họ rất thanh sạch và mạnh mẽ trong giáo lý của họ.
            Họ không chối Danh Ngài. Họ không xấu hổ về Chúa Jêsus hay về mối quan hệ của họ đối với Ngài.
            Tôi nghĩ điều nầy có ý nói rằng họ không giữ đạo Tin Lành cho bản thân họ! Họ rất năng động lo rao giảng Lời của Đức Chúa Trời cho một thế giới bị hư mất và đang dãy chết. Đức Chúa Trời đã ban cho họ một cánh cửa mở về chức vụ ở đó tại thành  Philađenphia và họ đã bước qua nó rồi đã làm những gì họ có thể.
            Vì họ trung tín với Ngài, Ngài đã chúc phước cho họ! Họ lo rao giảng và tôn vinh Chúa Jêsus và những kẻ thù của thập tự giá đều vô quyền không ngăn chặn họ được. Đấy là quyền phép của Đức Chúa Trời đang ngự ở giữa họ!
(Lưu ý: Tôi nghĩ chính các nguyên tắc ấy sẽ vẫn áp dụng cho ngày hôm nay. Về cơ bản, các Hội Thánh tin theo Kinh Thánh đang ở trong chỗ thiểu số trong thế giới của chúng ta. Nếu chúng ta tôn cao Lời của Đức Chúa Trời và giữ Chúa Jêsus ở ngay trọng tâm của mọi sự chúng ta làm, Chúa sẽ tôn cao sự ấy bằng cách ban cho chúng ta một cánh cửa mở rộng cho chức vụ trong thế gian nầy. Nhưng, chúng ta phải làm theo những gì Ngài phán ở đây. Chúng ta phải “giữ Đạo của Ngài”. Điều nầy có ý nói rằng chúng ta cần phải lắng nghe, yêu mến, làm theo và chia sẻ Đạo ấy. 
            Chúng ta “chẳng chối danh Ngài”. Nghĩa là, chúng ta không nên thu nhỏ Chúa Jêsus để lôi kéo một đám dân đông. Nhưng, chúng ta phải lập Ngài làm trọng tâm của Hội Thánh và của sự chúng ta thờ lạy!  Đức Chúa Trời chúc phước cho loại Hội Thánh ấy cách đây 2.000 năm và tôi tin Ngài vẫn chúc phước hôm nay!
            Nếu chúng ta yêu mến Kinh Thánh và sống theo Kinh Thánh; nếu chúng ta kính mến Chúa Jêsus và tôn cao Chúa Jêsus; Đức Chúa Trời sẽ sử dụng chúng ta trong thế gian nầy với nhiều cách thức mà chúng ta không thể tưởng được! Ngài “mở” cánh cửa ấy lâu lắm rồi, và nó vẫn cứ mở rộng hôm nay!)
B. Chức vụ của họ liên quan tới sự bắt bớ (câu 9) Cụm từ hội quỉ Satan có lẽ đề cập tới những người Do thái ở địa phương đang bắt bớ ho. 
            Cụm từ xưng mình là người Giu-đa, mà kỳ thực không phải có thể được giải thích bởi những gì Phaolô đã nói ở Rôma 2:28-29. Hội Thánh nầy đang chịu khổ dưới tay của những kẻ xưng mình kính mến Đức Chúa Trời, nhưng họ nói dối! Họ đã chối bỏ Đấng Mêsi của họ và họ đã hướng tới Địa Ngục, Khải huyền 21:8.
            Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng Ngài vốn biết rõ những sự họ bị ngược đãi. Nhưng, Ngài muốn họ nhìn biết rằng ngày hầu đến khi họ sẽ nhìn thấy những kẻ chống đối họ sẽ sấp mình xuống trước mặt họ. Có lẽ Ngài đang đề cập tới ngày ấy khi mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha (Philíp 2:10-11). Một ngày kia, những kẻ thù của họ sẽ kinh nghiệm sự thất bại hoàn toàn. Bất luận Chúa phán gì ở đây, Ngài muốn họ nhìn biết rằng Ngài cũng đang nắm quyền tể trị những kẻ chỉ trích phê phán kia nữa.
(Lưu ý: Chúng ta sẽ đối diện với sự thực nầy: các Hội Thánh xưa cũ không được ưa chuộng như họ đáng được. Có một ngày khi hầu hết các Hội Thánh đều là những Hội Thánh tốt. Họ lo rao giảng Ngôi Lời. Họ sống phải lẽ. Họ chứng đạo cho kẻ bị hư mất và tôn cao Chúa. Ngày ấy không còn nữa lâu rồi! Chỉ vì một ngôi nhà thờ có danh xưng phải lẽ trên tấm bảng của nó không bảo đảm với bạn rằng bạn sẽ tìm gặp loại nhà thờ đúng đắn ở đàng sau hai cánh cửa kia.
            Và, trong thời buổi của chúng ta, các nhà thờ xưa cũ kia sẽ bị chế nhạo, bị vu khống và bị bắt bớ, II Timôthê 3:12; Giăng 3:20. Thích hay không thích, chúng ta có thể đánh giá cấp độ hiệu quả của mình bằng bao nhiêu sự phê phán mà chúng ta nhận được.
            Khi người ta nói tới Hội Thánh của bạn rồi phì cười Hội Thánh của bạn vì những tiêu chuẩn kia, đừng lo lắng mà chi! Chỉ hãy đáp ứng giống như Chúa Jêsus đã dạy chúng ta phải đáp ứng, Mathiơ 5:44. Và, hãy nhớ rằng có một ngày hầu đến khi Đức Chúa Trời sẽ có lời sau cùng! Sự báo thù là quyền thực thi công lý của Ngài; sự vâng phục đơn sơ là thuộc về chúng ta!)
(Lưu ý: Đồng thời, nếu tôi chuyển sang một thành phố mới và khởi sự tìm kiếm một Hội Thánh mới để nhóm lại, tôi sẽ nghe theo những cuộc trao đổi ở quanh thành phố. Ngôi nhà thờ mà họ đã cười nhạo ấy, chỉ trích, chế giễu, là Hội Thánh mà tôi sẽ nhóm lại trước tiên. Tại sao chứ? Thế gian và mọi sự ở trong đó đều hiệp với nó đặng thù ghét lẽ thật và họ thù ghét bất kỳ Hội Thánh nào đang lo rao giảng lẽ thật).
C. Chức vụ của họ có quan hệ với chủ nghĩa lạc quan (câu 10) Đây là một lời hứa quí báu cho một người đang chịu khổ. Họ đã chịu đựng rất nhiều, nhưng họ sẽ được buông tha khỏi những điều khủng khiếp sẽ đến trên cả thế gian cùng những ai cư ngụ trong đó. Chúa Jêsus hứa với họ rằng sự trung tín của họ sẽ bảo đảm họ được giải cứu ra khỏi kỳ hoạn nạn kinh khủng sẽ xảy đến trên địa cầu nầy.
(Note: Cụm từ “đặng thử những người ở trên đất” có thể được dịch sát nghĩa như sau: những cư dân của đất. Chúng ta sẽ gặp cụm từ nầy một vài lần trong sách Khải huyền. Nó đề cập đến những ai là một phần của hệ thống nầy trong lề lối sinh hoạt của Hội Thánh này. Nó nói tới những người nào chưa nhìn biết Chúa.   Họ sẽ đối mặt với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trong kỳ đại nạn, nhưng dân Ngài sẽ không hối hộ đâu?
            Liệu Hội Thánh có trải qua cơn đại nạn không! Chúa Jêsus đang đến với Hội Thánh Ngài trước khi Đức Chúa Trời đổ ra cơn thạnh nộ của Ngài, Rôma 5:9; I Têsalônica 4:16-18; I Côrinhtô 15:51-52!)
D. Chức vụ của họ có quan hệ với những nghĩa vụ (câu 11) Những tín hữu tại thành Philađenphia được truyền cho phải chú về hai việc. Thứ nhứt, họ cần phải quan phòng về sự tái lâm của Chúa. Thứ hai, họ cần phải lo toan về cách ăn ở của họ.
            Chúa Jêsus sẽ tái lâm và dân sự Ngài cần phải sẵn sàng để gặp Ngài. Nói như thế có nghĩa là chúng ta cần phải sống giống như thể Ngài sẽ đến bất cứ giây phút nào và chúng ta cần phải làm việc giống như thì giờ chúng ta ngắn ngủi lắm vậy. Nhưng, khi chúng ta quan sát và chúng ta làm việc, chúng ta cần phải cẩn thận về cách thức chúng ta sống đời sống của mình. Chúng ta không nên để cho bản thân mình trở nên giống như thế gian ở chung quanh chúng ta. Chúng ta cần phải sống cho Chúa Jêsus, kính mến Chúa Jêsus và tìm kiếm Chúa Jêsus; canh giữ mọi sự Ngài đã ban cho chúng ta, hầu cho chúng ta có thể tin chắc về phẩn thưởng khi Ngài ngự đến. Chúng ta sẽ đối diện với Chúa chúng ta một ngày kia tại ngai phán xét của Đấng Christ. Ngày ấy có thể là một ngày của sự ban thưởng, hay có thể đó là một ngày của sự hư mất, đều nương vào cách thức chúng ta sống trong lúc bây giờ, I Côrinhtô 3:10-15; II Côrinhtô 5:10; Rôma 14:12.
(Lưu ý: Khi Ngài thuật cho họ biết mọi sự Ngài đã ban cho họ, sẽ làm cho họ và qua họ, có thể là họ không biết Chúa chúc phước cho họ nhiều bao nhiêu và sử dụng họ cho sự vinh hiển của Ngài như thế nào!  Đây là những gì Chúa Jêsus đã nhìn thấy khi Ngài nhìn vào chức vụ của Hội Thánh tại thành Philađenphia.
            Tôi nghĩ đúng là chúng ta không biết tầm cỡ chiến dịch của chúng ta và sức mạnh ảnh hưởng của chúng ta trong thế gian nầy. Có thể chúng ta không bao giờ biết được cho tới chừng chúng ta về đến Thiên Đàng. Nhưng, tôi tin chắc rằng Đức Chúa Trời đang sử dụng Hội Thánh nhà đây trong những phương thức mà chúng ta không thể tưởng được! Ngài sẽ nói cho chúng ta biết phải quan phòng, chờ đợi và làm việc. Ngài cũng sẽ nói cho chúng ta biết phải canh chừng những gì chúng ta có hầu cho chúng ta có thể gặp Ngài với sự vui mừng trong ngày ấy!)
III. HỘI THÁNH VÀ SỨ ĐIỆP (câu 12)
(Minh họa: Chúa Jêsus kết thúc thư tín của Ngài cho Hội Thánh nầy bằng cách ban cho họ một sứ điệp tràn trề hy vọng trong tương lai. Sứ điệp nầy rất có giá trị cho chúng ta hôm nay giống như nó đã có cho dân sự thành in Philađenphia).
A. Sứ điệp nói tới sự bền đỗ Chúa Jêsus nói cho các tín hữu nầy biết rằng Ngài sẽ đặt họ như cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời và họ sẽ không còn ra khỏi đó nữa. Đây là một sứ điệp tràn trề hy vọng cho dân sự trong thành Philađenphia. Với những trận động đất mà thành phố đã hứng chịu, chúng đã được sử dụng để sơ tán thành phố của họ. Giờ đây, Chúa Jêsus hứa với họ rằng họ sẽ tận hưởng sự vững chãi ở trong Nước của Ngài.
(Lưu ý: Thế gian nầy sẽ lay động, nhiều rắc rối, thử thách có thể tấn công chúng ta hết ngày nầy sang ngày khác, nhưng chúng ta đã được đặt trên một vần đá vững chắc và chúng ta được đưa đến một địa điểm thật bền chặt. Sẽ có ít sự chắc chắn trên thế gian nầy, nhưng các thánh đồ của Đức Chúa Trời sẽ được an toàn trong Thiên đàng trên cao kia và họ sẽ không còn bị ngăm dọa, công kích nữa! Không một điều gì gây rắc rối ciho Hội Thánh ở đây sẽ được phép bước vào nơi đó, Khải huyền 21:4, 27).
            Trong thành ấy, niềm vinh dự cao cả nhất có thể được ban hiến cho một cá nhân là một cột trụ trong một chùa miễu nào đó được dành riêng cho vinh quang của người ấy. Tên tuổi của người sẽ được viết ra trên đó và lý do cho vinh dự ấy cũng sẽ được khắc trên đó nữa. Chúa Jêsus đang phán với các thánh đồ nầy: Các ngươi sẽ chẳng có ai biết đến hoặc chẳng được tôn cao ở đây, nhưng mọi việc sẽ ra khác trên Thiên đàng. Bạn sẽ người chẳng ra gì hôm nay trên đất, nhưng bạn là người ra gì trên Thiên đàng!
            (Lưu ý: Quí bạn ơi, cũng một thể ấy cho chúng ta nữa đấy! Thế gian nầy thù ghét chúng ta; ma quỉ thù ghét chúng ta; và mỗi ngày nhìn thấy Hội Thánh trở thành tâm điểm của những cuộc công kích và thù ghét ngày càng tăng. Nhưng, trên Thiên đàng, chúng ta là hạng người có giá trị! Chúng ta là con cái được chuộc của Đức Chúa Trời! Chúng ta là cô dâu không tì vít trinh bạch của Chiên Con Đức Chúa Trời!  Tên tuổi của chúng ta được biết đến ở đó và một ngày kia, bước vào thành ấy và được vững chãi ở đó cho đến đời đời! Ngợi khen Danh Ngài!)
B. Sứ điệp nói tới sự an ninh Đức Chúa Trời phán rằng dân sự của Ngài sẽ được đồng hóa với Đấng Tạo Hóa; với Thành; và với Đấng Christ
+ Đức Chúa Trời đặt danh Ngài trên họ để thiết lập quyền làm chủ. Ngài đã chuộc họ và họ thuộc về Ngài cho đến đời đời! 
+ Ngài đặt tên của thành phố trên họ vì đấy là nơi đến của họ. Họ đã sống trên đất hôm nay, nhưng họ đang hướng tới trước về sự vinh hiển. 
+ Ngài viết một tên mới cho Chúa Jêsus trên họ vì họ rất đặc biệt đối với Ngài. Danh của Đấng Christ tiêu biểu cho sự đầy dẫy Thân Vị Ngài. Và, trên Thiên Đàng, họ sẽ nhìn thấy Đấng Christ trong mọi sự đầy dẫy của Ngài! Trong kỷ nguyên Cựu Ước, danh của Ngài là Đức Giêhôva. Trong kỷ nguyên Tân Ước, danh của Ngài là Jêsus. Trên Thiên đàng, Ngài sẽ có một danh mới!
            Thế gian sẽ không nhìn thấy giá trị của họ, nhưng Đức Chúa Trời thấy và Ngài tôn vinh các tôi tớ trung tín của Ngài. Dân sự trong Hội Thánh ở thành Philađenphia chẳng có chút an ninh nào ở trong thành, là nơi họ sinh sống. Nhưng, họ đã có sự an ninh trong mối quan hệ của họ với Đức Chúa Jêsus Christ và trong Nước của Ngài!) 
(Lưu ý: Câu nầy nhắc cho chúng ta nhớ đến sự an ninh tuyệt vời mà hết thảy người được chuộc có trong Chúa Jêsus. Chúng ta đã được cứu vào lúc cuối cùng, Hêbơrơ 7:25. Chúng ta đã được ban cho sự sống đời đời, Giăng 6:47. Chúng ta không thể mất bất cứ điều chi chúng ta đã dâng cho Chúa Jêsus, Giăng 10:28; 6:37-40. Chúng ta dám chắc về Thiên đàng giống như tyể chúng ta đã ở đó rồi vậy, vì trong tâm trí của Đức Chúa Trời, chúng ta đã ở đó rồi, Êphêsô 2:6.
            Đức Chúa Trời đã xưng chúng ta là con cái của Ngài, I Giăng 3:1-3; Ngài đã nói tới chúng ta về sự giải phóng đặc biệt đưa chúng ta về quê hương mới trong sự vinh hiển, Giăng 14:1-3; và Ngài đặt chúng ta trong thân thể của Con Ngài, I Côrinhtô 12:13. Chúng ta dám chắc chúng ta sẽ ở đó! Đấy là lý do để vui mừng!)
Phần kết luận: Tôi rất biết ơn khi là thuộc viên của một Hội Thánh kiểu như Hội Thánh Philađenphian.  Trong tất cả các Hội Thánh ở hai chương nầy; Hội Thánh nhà thì giống với Hội Thánh nầy hơn bất kỳ Hội Thánh nào khác. Chúng ta được phước và chúng ta không hề xem điều chi chúng ta có là đương nhiên được. Chúa đã ban cho chúng ta rất nhiều và có nhiều cơ hội hơn đang đợi chúng ta ở cuối đường.
            Vì vậy, đây là lời mời gọi: Nếu bạn bị hư mất và bạn muốn dâng lòng mình cho Chúa Jêsus, bạn ơi hãy đến đi. Nếu bạn đã được cứu, nhưng bạn không để ý và bạn biết mình đang ở trong tầm nguy hiểm về việc mất đi phần thưởng của mình, bạn ơi hãy đến đi. Nếu bạn cảm tạ vì là một thuộc viên của một Hội Thánh lớn và muốn cầu xin Đức Chúa Trời vùa giúp bạn, và để ban cho chúng ta sự khôn ngoan khi chúng ta hướng vào tương lai của Ngài, bạn ơi hãy đến đi.
            Lời lẽ qíu báu nầy ra từ Chúa chúng ta sẽ tác động chúng ta hầu việc Ngài cách gtrung tín cho tới chừng Ngài tái lâm để đón rước chúng ta.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét