Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Bài 21: Khải huyền 3:14-22: "Laođixê, Ngươi Làm Ta Phát Ốm"



Khải huyền 3:14-22
LAO-ĐI-XÊ,
NGƯƠI LÀM TA PHÁT ỐM!
Phần giới thiệu:  Đúng là rất tốn thời gian, nhưng rốt lại chúng ta đã đến với Hội Thánh sau cùng trong bảy Hội Thánh của sách Khải huyền. Có chừng hai trong số các Hội Thánh nầy là Hội Thánh tốt, nhưng khi nhìn vào hầu hết các Hội Thánh nầy, chúng ta thấy một số nan đề rất trầm trọng. Mặt trượt xuống bắt đầu với sự đánh mất tình yêu ban đầu ở Êphêsô dẫn tới sự bội đạo ở Lao-đi-xê. Hội Thánh nầy đã trượt xa khỏi những gì Chúa đã mong muốn nó phải trở thành, điều đó khiến cho Ngài phải phát ốm.
            Trước khi chúng ta đào sâu vào mấy câu nầy, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ số thư tín nầy gửi cho các Hội Thánh có thể được xem xét theo ba chiều kích 1.) Về mặt thực tế Đây là những bức thư thật với những nan đề thật.  2.) Về mặt tiên tri Các thư tín nầy phác họa ra Hội Thánh ở những chặng đường khác nhau trong lịch sử Hội Thánh.  Hội Thánh Lao-đi-xê phác họa tình trạng Hội Thánh vào khoảng năm 1900SC cho đến Sự Cất Lên. Đây là Hội Thánh rất lớn mà chúng ta đang nhìn thấy trong thế gian ngày nay.  Đây là Hội Thánh bội đạo.  3.) Về mặt cá nhân Các thư tín nầy nói tới từng Cơ đốc nhân và tới từng Hội Thánh nào đọc chúng. Chúng có một lời cho bạn trong vai trò một cá nhân và chúng có một lời cho chúng ta trong vai trò một hội chúng.
            Nếu chúng ta muốn hiểu rõ lời lẽ của Chúa cho Hội Thánh nầy, một ít lai lịch về Lao-đi-xê phải có trong trình tự ấy.
+ Thành phố nầy do Antiochus II sáng lập trước năm 253TC. Thành nầy được đặt theo tên vợ của ông ta Laodice (Lao-đi-xê).
+ Thành phố nằm trên cùng cao và được bảo đảm tránh cuộc tấn công của kẻ thù.
+ Vấn đề phòng thủ duy nhứt ở Lao-đi-xê là sự thực chẳng có một nguồn nước nào sẵn có trong thành cả.  Nước phải chuyền dẫn từ những cống dẫn nước. Nước chảy từ những dòng suối nước nóng ở Hierapolis ở phía Bắc cách 6 dặm đã được dẫn vào thành phố.  Nước cũng được dẫn đến từ thành Côlôse, nằm cách 10 dặm về phía Đông. Sự thực nầy rất là quan trọng khi chúng ta bước vào phân đoạn.
+ Lao-đi-xê đã bị hủy diệt bởi một trận động đất vào năm 61SC. Thành phố vốn giàu có và tự mãn đến nỗi họ đã tái thiết lại thành phố của họ với những tài nguyên của chính họ, từ chối một sự tài trợ đến từ Caesar.
+ Thành phố vốn nổi tiếng trong thời ấy về ba đặc điểm chính sau đây:
1. Về tài chính Đây là trung tâm ngân hàng và tài chính, được biết qua Đế Quốc Lamã vì sự giàu có và thế lực tiền tài của nó. 
2. Thời trang Thành nầy nổi tiếng vì loại len mềm, màu đen được sản xuất ở đây. Loại len nầy được xem là một thứ xa xỉ, người ta tìm kiếm nó để may mặc và dệt thảm. Lao-đi-xê là trung tâm thời trang vào thời buổi ấy. Nhiều kiểu mới nhất đã xuất hiện ở đây trước tiên.
3. Dược phẩm Có một trường y nổi tiếng ở Lao-đi-xê, chuyên sản xuất thuốc viên được bán khắp cả Đế quốc Lamã. Loại thuốc viên nầy khi được đem chà nát, trộn với nước thành thứ bột nhão. Bột nhão nầy xức vào mắt và được xem là chữa lành nhiều nan y về mắt.
            Với lai lịch nầy trong trí, chúng ta hãy nhìn vào mấy câu nầy và xem xét lời lẽ xét đoán của Chúa chúng ta và lời cảnh cáo dành cho Hội Thánh nầy. Tôi nghỉ mấy câu nầy đặc biệt có liên quan tới thời buổi của chúng ta, vì các Hội Thánh giống như Hội Thánh Lao-đi-xê, và những ai tự nhận mình là Cơ đốc nhân song họ lại có lý trí của người Lao-đi-xê, đầy dẫy trong thế giới của chúng ta.
            Chúa Jêsus đã đến với Hội Thánh thế lực, giàu có nầy, và Ngài đã phán với họ: Lao-đi-xê ơi, người làm ta phát ốm rồi! Chúng ta hãy lấy câu nói ấy làm đề tựa hôm nay rồi tìm thấy lý do tại sao Ngài phán như thế với số người nầy. Chúng ta cũng tìm xem có lời nào cho Hội Thánh của chúng ta và cho chúng ta trong vai trò những cá nhân hay không!?!
I. CÁC NAN ĐỀ Ở LAO-ĐI-XÊ (các câu 14-17)
(Minh họa: Chúa Jêsus đến với Hội Thánh nầy mà chẳng có một lời khen ngợi nào hết. Khi Ngài xem xét mọi việc làm và đường lối của họ, Ngài chẳng có gì tốt để nói với họ cả.  Ngài chỉ đến với họ rồi đưa ra các nan đề y như Ngài nhìn thấy chúng).
A. Nan đề của cải (câu 14) Hãy chú ý từ ngữ Hội Thánh CỦA người Lao-đi-xê. Nếu bạn chịu khó dành ra một phút để nhìn vào từ câu của các thư tín khác trong Khải huyền 2 và 3, bạn sẽ thấy những câu như: Hội Thánh CỦA hay TRONG…, và kế đó là tên của thành phố. Ở các thành khác, ấy là Hội Thánh của Chúa trong thành phố ấy. Còn ở Lao-đi-xê, ấy là Hội Thánh của họ, chớ không phải Hội Thánh của Chúa! Ngài xác định nan đề của cải. Đây là Hội Thánh của họ và họ đã sinh hoạt theo như họ thích, chớ không hướng theo ý muốn của Chúa.
            (Lưu ý: Chúng ta đừng quên lý do tại sao Hội Thánh tồn tại. Ấy chẳng phải cái bục giảng khiến cho chúng ta được biết đến trong thế giới của chúng ta đâu. Ấy chẳng phải là một diễn đàn cho chúng ta biểu dương ý tưởng hay chương trình nghị sự của mình đâu. Ấy chẳng phải là nơi chúng ta có thể “điều hành” hay “thống trị”. Hội Thánh nầy không phải là “Hội Thánh của chúng ta”; ấy là Hội Thánh của Ngài! 
            Chúa Jêsus đã chịu chết vì Hội Thánh. Ngài đã mua Hội Thánh bằng chính huyết của Ngài, Công Vụ các Sứ đồ 20:28. Ngài đã xây dựng và nâng đỡ Hội Thánh, Mathiơ 16:18-19; Êphêsô 2:19-22. Hội Thánh tồn tại vì sự vinh hiển của Ngài. Chúng ta có mặt ở đây vì Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi! Bổn phận của chúng ta là rao giảng Ngài; ngợi khen Ngài; tôn vinh Ngài; và công bố Ngài.
            Đây chẳng phải là Hội Thánh của bạn đâu! Đây chẳng phải là Hội Thánh của tôi! Đây là Hội Thánh của Ngài! Ngài sở hữu nó và Ngài đang tể trị nó. Chúng ta chẳng cần Chúa nào khác trừ ra Chúa Jêsus. Không một người nào, không một nhóm người nào và chẳng có một hội chúng nào xứng đáng chiếm lấy chỗ của Ngài. Minh họa: Chúng ta chẳng cần tới một người nào giống như Đi-ô-trép – III Giăng 9. Chúng ta phải gìn giữ Hội Thánh nầy và chức vụ nầy tựu trung vào Ngài!)
B. Nan đề về tình cảm (câu 15a) Chúa Jêsus nói cho họ biết, giống như nguồn nước trong thành phố của họ, họ đã trở nên hâm hẩm. Có nhớ nan đề nước mà tôi đã nói ở trên không? Nước từ các dòng suối nước nóng ở Hierapolis cách 6 dặm được dẫn về thành phố qua các ống dẫn. Khi đến lúc nước tới tại Lao-đi-xê, nước ấy chẳng còn nóng nữa; nó đã hâm hẩm rồi. Dòng nước lạnh chảy từ thành cũng được chuyền dẫn tới đây; khi nó tới thành Lao-đi-xê, dòng nước nầy cũng hâm hẩm luôn. Dòng nước âm ấm, hâm hẩm nầy đưa sự tươi mát đến trong nổi khó khăn của Lao-đi-xê.
            Hội Thánh cũng trở nên hâm hẩm. Điều nầy có ý nói rằng họ đã đánh mất tình cảm của họ đối với những vụ việc của Chúa. Họ đã trở nên dửng dưng và hờ hững. Họ đã đạt tới một chỗ mà ở đó họ nếm trải nhiều động lực, song họ lại chẳng chút cảm động đối với những vụ việc của Chúa. Rõ ràng, họ đã dửng dưng đối với thập tự giá của Chúa Jêsus; Lời của Đức Chúa Trời; và tình trạng con người bị hư mất ở quanh họ. Những người nầy không có sự nóng cháy với tình cảm dành cho Chúa Jêsus, họ cũng không hoàn toàn dãy chết và nguội lạnh. Họ đã ở giữa chừng đâu đó. Tình trạng của họ khiến cho Chúa Jêsus phải phát ốm!
(Lưu ý: Há đây chẳng phải là tình trạng của Hội Thánh hiện đại sao? Người ta đang nếm trải nhiều động lực, song chẳng có một sự nóng cháy nào đối với những vụ việc của Chúa hết!
            Dân sự Hội Thánh trong thời của chúng ta không còn bị thập tự giá tác động nữa rồi! Họ đọc về sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, họ nghe nói về sự ấy, và họ ngồi yên bất động! Dân sự Hội Thánh trong thời của chúng ta đã bất động trước hoàn cảnh tuyệt vọng của kẻ bị mất! Họ biết người ta đang bị mất và họ biết kẻ bị mất kia sẽ đi Địa Ngục; nhưng họ thực sự chẳng quan tâm. Họ nói: “Điều ấy khủng khiếp đấy, tôi ao ước họ sẽ được cứu”. Thế nhưng, họ chẳng cầu nguyện hay làm chứng; họ không quan tâm!
            Hội Thánh trung bình trong thời của chúng ta là một bài học về sự dửng dưng! Họ chưa chết vì họ đang cầu nguyện, giảng đạo, ca hát, v.v… Nhưng, chính xác thì họ cũng chưa ở trên ngọn lửa nữa. Chẳng có một sự phấn khích và không chút tình cảm nào về họ phục vụ Ai, họ nghe cái gì, và họ đang làm gì nữa.  Họ ở đâu đó giữa đường. Đấy là chỗ mà Hội Thánh hiện đại đang ở! Người ta bước vào nhà thờ, lấy chỗ ngồi, khoanh tay mình lại rồi nói: “Hãy chúc phước cho tôi nếu bạn có thể!” Họ không cảm thấy nhu cần  phải đến với bàn thờ mà cầu nguyện. Họ không hề cảm thấy nhu cần phải làm chứng. Họ không hề cảm thấy nhu cần phải làm cái gì đó, họ chỉ đến rồi đi. 
            Bạn nghe thế nào về Chúa Jêsus; tình yêu của Ngài dành cho linh hồn bạn; sự chết của Ngài vì bạn và mọi sự Ngài đã làm cho bạn và cứ ngồi yên đấy sao? Bạn nhìn biết Ngài thế nào và vẫn không lay động bởi mối quan hệ ấy sao?
            Chắc chắn tôi không mong mọi người đáp ứng giống như tôi sẽ đáp ứng; nhưng tôi nghĩ sẽ có một số dấu hiệu nào đó về sự sống chứ; một chút tình cảm nào đó tỏ ra; một dấu vết nào đó cho thấy tâm hồn cảm động bởi lời của Đức Chúa Trời, Thánh Linh của Đức Chúa Trời và công việc của Đức Chúa Trời. Đâu là tình cảm của chúng ta đối với những vụ việc của Chúa chứ?
            Có một số nan đề chính với một Hội Thánh đạt tới điểm nầy:
1. Đây là loại Hội Thánh khó chịu nhất đối với Mục sư. Người ta tin đúng đấy; họ bước vào trong rồi đi ra khỏi nhà thờ; nhưng họ rất dửng dưng. Họ đã nghe hết mọi sự và hoàn toàn bất động về mọi sự ấy.  Loại dửng dưng nầy rất khó nắm lấy! Tôi muốn có một nhà thờ lạnh như băng, dưới đó Chúa có thể nhen lại một ngọn lửa thuộc linh; hay một nhà thờ có nhiều người sốt sắng, Chúa có thể làm dịu đi một chút để tôi phải cố gắng dạy dỗ một nhóm người nào đó được thỏa lòng! Bạn không thể day động họ được đâu!
2. Đây là loại Hội Thánh khó chịu nhất chẳng cảm động vì cớ Chúa. Họ chẳng quan tâm! Nếu có ai được cứu, tốt thôi. Nếu họ không được cứu, điều đó cũng tốt thôi. Nếu bài giảng hay, tốt thôi! Nếu không hay, được rồi, điều đó cũng OK thôi. Đấy là thái độ hiện có đó!
3. Loại Hội Thánh nầy xuyên tạc Chúa. Chúa Jêsus là một Nhân Vật rất tình cảm! Ngài đã đứng trên ngọn lửa và điều đó tỏ ra trong đời sống và chức vụ của Ngài. Các môn đồ của Ngài là hạng người rất tình cảm và họ đã sống những đời sống nóng cháy với tình cảm dành cho Chúa Jêsus. Khi chúng ta sống dửng dưng, bất động và chẳng quan tâm, lối sống ấy cung ứng một ấn tượng giả dối về Chúa Jêsus và những điều Ngài muốn nói tới!) 
(Lưu ý: Cho phép tôi nói điều nầy và tôi sẽ tiếp tục: có một số việc mà bạn không thể dửng dưng với chúng được! Sự dửng dưng và hờ hững không là tùy chọn khi phải đến với Đức Chúa Jêsus Christ! Không một ai muốn làm hòa lại với Đức Chúa Trời, có thể bước qua đồi Gôgôtha rồi nhìn thấy Chúa đổ máu ra, gục ngã và dãy chết, mà cứ bất động được. 
            Không một ai có thể nghe thấy những lời xưng nhận của Đấng Christ mà đi nước đôi được! Ngài xưng Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt! Ngài xưng Ngài là Cứu Chúa duy nhứt! Ngài đưa ra lời xưng nhận tuyệt đối với đời sống của bạn và của tôi! Không một ai có thể bước đi ở giữa đường khi phải đến với Chúa Jêsus! Một là bạn sống cho Ngài, hoặc bạn chống nghịch Ngài! Một là bạn phải tiếp nhận Ngài hoặc bạn phải ném đá Ngài!
            Minh họa: C.S. Lewis từng nói: “Người nào là con người và nói ra loại sự việc mà Chúa Jêsus đã phán sẽ chẳng phải là vị giáo sư lỗi lạc về đạo đức đâu. Người ấy, một là kẻ dở hơi – ở cùng cấp độ với một người nói mình là quả trứng luộc – hoặc người ấy sẽ là ma quỉ của địa ngục. Bạn phải đưa ra sự lựa chọn của mình. Một, đây đã và đang là Con của Đức Chúa Trời, hoặc là một kẻ điên hay thứ gì đó tệ hại hơn. Bạn có thể buộc Ngài phải im lặng vì là kẻ điên hay bạn có thể sấp mình xuống nơi chơn của Ngài rồi gọi Ngài là Chúa và Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta đừng nên đến với bất kỳ ý tưởng cho Ngài là một giáo sư con người lỗi lạc được. Ngài không để điều đó rộng mở cho chúng ta”).
C. Nan đề về nhận thức (câu 17) Khi dân sự tại Lao-đi-xê nhìn lại bản thân họ, họ thấy Hội Thánh thật trọn vẹn. Họ sống giàu có, thế lực và họ cảm thấy họ có mọi sự họ cần. Họ nhìn vào địa vị, của cải và thế lực của họ, họ nói: Chúng ta giàu rồi!”  Họ ngồi đó, dửng dưng, hờ hững, bất động và họ nghĩ họ đang ở trong cái khuôn quá tốt.
            Nan đề với thái độ nầy, ấy là thái độ ấy dựa trên sự mù lòa. Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng họ hoàn toàn sai lầm về những gì họ có và chỗ họ sinh sống. Chúng ta sẽ nhìn vào lời của Ngài nói với họ trong một phút xem. Bây giờ, chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta nhìn thấy bản thân mình thế nào và Ngài nhìn thấy chúng ta thế nào, có thể là hai việc khác nhau đấy.
(Lưu ý: Buồn thay, nhiều Hội Thánh đã giàu có ở đây hôm nay. Có nhận định cho rằng họ rất giàu có. Nếu bạn bước vào một Hội Thánh trung bình hôm nay và nói cho họ biết rằng họ cần sự phấn hưng, họ sẽ bị mất lòng đấy. Nếu bạn khích lệ họ phải nóng cháy cho Đức Chúa Trời, họ sẽ nói: “Hãy nhìn vào chúng tôi và mọi sự chúng tôi đang có đây! Chúng tôi đang sinh hoạt rất tốt và chúng tôi chẳng cần gì nữa!
            Tôi nguyện rằng chúng ta không nên đạt tới mức độ đó! Sự thật đáng buồn, ấy là có người rất phấn khích về tiền bạc trong nhà băng hơn là họ phấn khích về linh hồn bên bàn thờ. Họ băn khoăn về số lượng lớn trong ban trị sự hơn là họ băn khoăn về sự thờ phượng Chúa chơn thật. Họ được phước nhiều bởi những gì họ đang có hơn là bởi Chúa tỏ ra và cảm động trong buổi thờ phượng! Chúng ta nhìn thấy bản thân mình như thế nào? Ngài nhìn thấy chúng ta ra sao?
            Tôi sẽ nói cho bạn những gì chúng ta có cần hơn là tiền bạc; nhiều hơn đám dân đông; nhiều hơn những ngôi nhà thờ; nhiều hơn sự công nhận trong cộng đồng; nhiều hơn những việc mà chúng ta đang xem trọng, xem là có giá trị lớn lao: chúng ta cần Chúa Jêsus và chúng ta cần những gì Ngài có thể làm cho chúng ta! Tôi muốn có Ngài, sự hiện diện của Ngài và quyền phép của Ngài hơn bất cứ thứ vật chất nào mà bạn có thể liệt kê ra! Chúng ta cần đến Ngài! Chúng ta phải tìm kiếm Ngài! Chúng ta phải tiếp nghinh Ngài! Chúng ta phải thờ lạy Ngài!
            Minh họa: Theo một phương thức nào đó thì Hội Thánh giống như một chiếc phi cơ kia. Máy bay nói tới một phương tiện giao thông không có bộ thắng. Khi chiếc máy bay thôi không bay tới đàng trước, nó khởi sự rơi xuống! Cũng thật như thế đối với một Hội Thánh. Khi một Hội Thánh thôi không tiến tới đàng trước nữa; khi Hội Thánh mất đi mặc khải của nó; khi Hội Thánh thôi không còn cảm xúc chi về Chúa Jêsus và những gì Ngài có thể làm cho họ; họ đã hướng vào một phi đạo gồ ghề! Tôi nói như thế một lần nữa: Chúng ta cần đến Ngài!)
I. Các nan đề ở Lao-đi-xê
II. ĐƠN THUỐC CHO LAO-ĐI-XÊ (các câu 14-19)
(Minh họa: Hội Thánh nầy đang gặp rắc rối, nhưng không phải mọi hy vọng đã mất hết đâu. Có hy vọng đấy! Chúa Jêsus đến để ban cho họ phương chữa lành của Ngài dành cho bịnh tật của họ).
Phương chữa lành của Ngài đến trong hình thức …
A. Một phong thái thiêng liêng (câu 14) Hãy chú ý cách thức Chúa Jêsus đến với Hội Thánh sai lạc nầy.
1. Ngài đến như Đấng phê chuẩn Ngài đến như Đấng Amen. Đây là một từ Hybálai có ý nói:Đúng như thế; chắc sẽ được như vậy. Từ ngữ nầy được sử dụng để bày tỏ ra ý tưởng trung tín và sự chơn thật, Êsai 65:16; Phục truyền luật lệ ký 7:9
            Khi chúng ta sử dụng từ ngữ nầy để kết thúc lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta đang nói: Chắc sẽ được như vậy! Khi chúng ta sử dụng từ ngữ ấy để đáp ứng với một sứ điệp, chúng ta đang nói Chắc sẽ được như vậy, hay thật như thế! Đây là một từ ngữ nói tới sự xác quyết và tính cách dứt khoát.
            Khi Chúa Jêsus đến với Hội Thánh nầy, Ngài đến như là lời sau cùng của Đức Chúa Trời cho nhân loại, Hêbơrơ 1:2. Ngài đến như Đấng khẳng định mọi lời hứa của Đức Chúa Trời, II Côrinhtô 1:20.
            Bất chấp Hội Thánh nầy thấy mình như thế nào, Chúa Jêsus đến để nói cho họ biết sự thật, Ngài đến để có lời nói sau cùng cho Hội Thánh Lao-đi-xê.
2. Ngài đến như Đấng đương diện Ngài cũng đến như Đấng làm chứng thành tín chơn thật. Hội Thánh nầy có sự mặc khải về bản thân mình đối với những gì thiếu sót. Chúa Jêsus muốn họ nhìn biết rằng Ngài biết rõ họ như họ vốn có và Ngài đã đến để tỏ ra tình trạng thật của họ. Sự làm chứng của họ về Ngài đã bị cong quẹo và Ngài đã đến đặng sửa ngay lại.
3. Ngài đến như Đấng Chủ Tể Ngài cũng được gọi là Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời. Điều nầy xác định Chúa Jêsus là Đấng Tạo Hóa và là Đấng Chủ Tể của muôn vật. Không một mảy bụi nào có thể di động trong vũ trụ mà không có phép của Ngài! Ngài đang nắm quyền tể trị. Ngài đến với một Hội Thánh tưởng mình đang điều khiển buổi trình diễn của chính mình. Chúa Jêsus đến để nhắc cho họ nhớ rằng bất chấp họ nghĩ gì, bàn tay của Ngài vẫn nắm lấy bánh lái và Ngài là Đấng tể trị Hội Thánh.
(Lưu ý: Điều nầy giúp cho chúng ta nhớ kỹ Chúa Jêsus là ai! Ngài vẫn là lời nói sau cùng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh. Ngài là Đấng biết chúng ta rõ hơn chúng ta biết mình. Ngài là Đấng đang nắm quyền tể trị, cho dù người ta có nghĩ gì đi nữa!)
B. Lời công bố thiêng liêng (các câu 15b-16) Ngài có một lời cho Hội Thánh nầy.
1. Ao ước của Chúa đối với Hội Thánh (câu 15b) Tình trạng về nước ở Lao-đi-xê được phản ảnh trong Hội Thánh. Khi nước chảy đến Lao-đi-xê, nó không còn có tính cách chữa bịnh của dòng nước nóng tuôn ra từ sông suối ở Heirapolis; nó cũng không cung ứng chất lượng tươi mát của dòng nước lạnh chảy đến từ thành Côlôse. Hai dòng nước đã nhạt nhẽo và không đáng mơ ước nữa.
            Chúa Jêsus nói cho Hội Thánh của Ngài biết rằng Ngài muốn họ một là nóng hay lạnh. Ngài muốn Hội Thánh của Ngài phải là một nơi mà dân sự có thể thư thả và tìm gặp ơn chữa lành, giống như một hành trình đến với suối nước nóng vậy. Ngài muốn Hội Thánh của Ngài phải là một nơi mà người ta có thể được làm cho tươi mới bởi sự thờ lạy Ngài và bởi sự hiện diện của Ngài. Hội Thánh đáng phải là một nơi chữa lành và nó đáng phải là một nơi có sự tươi mát. Tôi nghe nói về người của chúng ta mô tả Hội Thánh nhà là một ốc đảo.  Tôi thích như thế!
2. Sự chán ghét của Chúa đối với Hội Thánh (câu 16) Vì cớ tình trạng của họ, Chúa nói cho họ biết Ngài sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta. Từ ngữ nhả là một từ ngữ rất mạnh mẽ. Nó có ý nói:mửa ra, khạc ra. Từ ngữ Hylạp là emeo. Chúng ta có được từ ngữ emetic trong tiếng Anh từ chữ ấy. Một sự buồn nôn” (emetic) là một cảm xúc khiến bạn muốn khạc nhổ ra. Thí dụ, ipecac là thứ thuốc giục nôn mửa trong các trường hợp ngộ độc, v.v… (Minh họa: nước trộn sulphur hâm hẩm).
            Chúa Jêsus nói cho Hội Thánh nầy biết rằng, giống như khi uống thứ nước hâm hẩm, chúng khiến cho Ngài muốn mửa họ ra khỏi miệng của Ngài. Cái điều Ngài muốn nói là đây: Ngài không thể và sẽ không dung chịu tình trạng dửng dưng và hờ hững của họ! Tôi không muốn mình là một chi thể trong bất cứ Hội Thánh nào đem lại sự chán ghét cho Chúa chúng ta!
3. Sự Chúa mô tả về Hội Thánh nầy (câu 17) Theo câu 17, họ tưởng họ có mọi sự rồi. Ngài nhìn vào họ và nói cho họ biết họ chẳng có chi hết!
            Họ rất tự hào về những thành tựu của họ. Chúa Jêsus gọi họ què quặt, có ý nói khổ sở; và khốn khó, có ý nói đáng thương hại.
            Họ rất tự hào về sự giàu có của họ. Chúa Jêsus nói cho họ biết họ rất nghèo ngặt. Từ ngữ nầy có ý nói: túng thiếu và phải đi ăn mày.
            Họ rất tự hào về mặc khải của họ đối với bản thân họ. Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng họ đui mù.  Họ không thể nhìn thấy bản thân họ y như họ vốn có. Có người nói: Chẳng có ai đui mù một khi người ấy không nhìn thấy”.
            Họ rất tự hào về thời trang và cách ăn mặc đẹp đẽ của họ. Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng họ lõa lồ. Họ hoàn toàn bị phơi ra và bị vạch ra những gì họ vốn có. (Minh họa: Bị lõa lồ trong xã hội thời ấy hoàn toàn là sự sỉ nhục. Giờ đây, đó là một huy hiệu vinh dự!)
C. Một quảng bá thiêng liêng (các câu 17-18) Chúa Jêsus nói cho Hội Thánh nầy biết chính xác họ có thể tìm được mọi sự họ có cần.
1. Hãy đến vì giá trị thuộc linh Nếu họ chịu đến với Ngài, đặt Ngài ở trước hết và sống theo Lời của Đức Chúa Trời, họ sẽ biết được những sự giàu có thật. Ngài kêu gọi họ nên nhắm vào “tiêu chuẩn vàng thuộc linh” và tỏ ra đức tin chơn thật trước một thế giới bị hư mất. Họ sẽ nhìn thấy sự giàu có của họ biến mất đi ở đây, nhưng họ sẽ đặt của cải ở đàng kia, Mathiơ 6:19-21; I Phierơ 1:3-5.
2. Hãy đến vì bộ y phục thuộc linh Ngài mời họ tự trang sức mình bằng y phục thuộc linh. Đây là lời mời gọi đến với Ngài để được cứu. Họ bị lõa lồ và hư mất trong tội lỗi của họ. Nếu họ chịu đến với Ngài, Ngài sẽ mặc cho họ bằng thứ áo xống công bình và họ sẽ không còn bị lõa lồ, bị phơi ra trước mắt Đức Chúa Trời nữa, Êsai 61:10; Khải huyền 19:8.
3. Hãy đến vì sự mặc khải thuộc linh Ngài mời họ đến với Ngài để Ngài có thể phục hồi lại sự mặc khải thuộc linh của họ. Khi mặc khải thuộc linh ấy được phục hồi, họ sẽ có khả năng nhìn thấy bản thân mình y như họ vốn có và họ sẽ có thể nhìn thấy Ngài y như Ngài vốn có vậy. Điều nầy sẽ dẫn tới sự ăn năn, sự vâng phục và sự phục vụ khiêm nhường. Chúng ta cần sự mặc khải thuộc linh đó!
            Tại sao người ta dãy chết, khô khan, và dửng dưng về mặt thuộc linh? Vì họ không thể nhìn thấy bản thân mình hay Chúa thực sự vốn có như thế nào! Chúa Jêsus có thể mở mắt mù lòa ra, II Côrinhtô 4:4; Luca 4:18.
D. Một lời khuyên thuộc linh (câu 19) Chúa Jêsus mời họ đến với Ngài, khi ấy Ngài ban cho họ một lời khuyên có cần rất nhiều.
1. Một lời thương xót – “Phàm những kẻ Ta yêu” – Bất chấp tình trạng họ dửng dưng đối với Ngài, Ngài vẫn yêu thương họ! Đúng là một phước hạnh! Chúa Jêsus không gạt bỏ người ta khi họ không làm cho Ngài đẹp lòng, nhưng Ngài kêu gọi họ và tiếp tục yêu thương họ thậm chí họ chối bỏ Ngài và tình yêu của Ngài.
2. Một lời cảnh cáo – “Ta quở trách sửa phạt” – Chúa Jêsus nói cho họ biết, và chúng ta nữa, vì cớ Ngài yêu chúng ta như chúng ta vốn có đây, Ngài yêu chúng ta nhiều đến nỗi không để cho chúng ta như chúng ta vốn có đây. Với một nổ lực bắt lấy sự chú ý của chúng ta, Ngài sẽ sử dụng hai phương pháp để xây chúng ta lại với Ngài.
            Thứ nhứt, Ngài sẽ quở trách. Từ ngữ nầy có ý nói thuyết phục, hay điều chỉnh. Ngài sẽ phán với chúng ta trong tình trạng của chúng ta. Ngài sẽ gửi Lời của Ngài đến và Ngài sẽ thuyết phục chúng ta trong tấm lòng chúng ta qua chức vụ của Đức Thánh Linh, Giăng 16:7-11. Nếu chúng ta đến với Ngài, Ngài sẽ tiếp nhận chúng ta. 
            Nếu chúng ta thất bại không tiếp lấy lời quở trách của Ngài, Ngài sẽ sử dụng thêm các phương pháp trực diện. Từ ngữ sửa phạt có ý nói chỉnh đốn với đòn vọt. Ngài có thể chạm đến bất kỳ lãnh vực nào trong cuộc sống để lôi kéo sự chú ý của chúng ta; thậm chí Ngài sử dụng đến sự chết nữa, I Côrinhtô 11:30.
            Người nào từ chối không bước theo đường lối của Đức Chúa Trời sẽ gặp rắc rối trong đời sống của họ, Châm ngôn 13:15; Giêrêmi 2:19; Châm ngôn 15:10.
3. Một lời khuyên lơn – “vậy, hãy có lòng sốt sắng và ăn năn đi – Từ ngữ sốt sắng cung ứng cho chúng ta chữ zesty. Chữ nầy có ý nói đến với nồi nước sôi. Chúa Jêsus đang kêu gọi Hội Thánh nầy phải nóng cháy vì Ngài. Khi họ nhìn thấy nhu cần của họ mà xây lại với Ngài, việc ấy tự tỏ ra trong sự ăn năn chơn thật. Hãy nhớ, ăn năn có thể được xác định như một sự đổi ý kết quả trong một sự đổi hướng. Nếu Lao-đi-xê chịu ăn năn, họ sẽ đạt tới chỗ sống cho Chúa và có được sự hiện diện của Ngài trong Hội Thánh của họ. Họ sẽ bị cảm động bởi thập tự giá và bởi sự khốn khó của hạng tội nhân bị hư mất.
(Lưu ý: Chúng ta cần phải lắng nghe và chú ý đến tiếng phán của Chúa trong thời buổi nầy, và cần phải ăn năn. Chúng ta cần phải cầu hỏi Chúa khiến cho chúng ta nhìn thấy bản thân mình y như chúng ta vốn có vậy. Chúng ta cần phải nhìn thấy Ngài y như Ngài vốn có vậy. Chúng ta cần phải “đến với nồi nước sôi”; phải nóng cháy vì Ngài và ăn năn về tình trạng dửng dưng, hờ hững, về sự thiếu tin quyết và quan tâm của chúng ta. Đức Chúa Trời có thể vùa giúp chúng ta để đến với Ngài trước khi sự phán xét của Ngài giáng trên chúng ta, I Phierơ 4:17).
I. Nan đề ở Lao-đi-xê
II. Đơn thuốc cho Lao-đi-xê 
III. CÁC LỜI HỨA CHO LAO-ĐI-XÊ (các câu 20-21)
(Minh họa: Chúa chúng ta kết thúc thư tín nầy với một số lời hứa thật sự phước hạnh. Sự thật đáng buồn, ấy là Lao-đi-xê đã trục xuất Đức Chúa Jêsus Christ ra khỏi nhà thờ của họ. Ngài đứng ở ngoài cửa đang tìm cách được nhận vào lại).
A. Một lời hứa trong hiện tại (câu 20a) Ngài phán: Ta đứng ngoài cửa mà gõ – Trong nổ lực của Ngài để vào lại trong Hội Thánh nầy, Chúa Jêsus đứng ở đó mà gõ. Các động từ nầy ở trong thì hiện tại. Câu nầy có thể được nói như sau: Nầy, tôi đang đứng mãi ngay cửa đây, và ta cứ gõ cửa mãi thôi …. Ngài không hề bỏ đi mọi nổ lực của Ngài hầu bước vào trong đời sống của những kẻ Ngài yêu mến. (Minh họa: Tôi rất vui sướng một khi Ngài không hề nhượng bộ đối với tôi!)
B. Một lời hứa riêng tư (câu 20b) nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho …” Chúa Jêsus không cần cả Hội Thánh phải nóng cháy để Ngài có thể bước vào trong; Ngài chỉ cần một người lắng nghe Ngài và chịu mở cửa. Chúa Jêsus là một nhân vật cao thượng! Ngài sẽ gõ và Ngài sẽ kêu gọi, nhưng Ngài sẽ không phá cánh cửa đâu. Cánh cửa ấy phải được mở ra do một hành động của ý chí. 
(Minh họa: Holman Hunt vẽ rất nổi tiếng, bức họa mô tả Chúa Jêsus đang đứng ngoài cửa với ngọn đèn trong tay Ngài. Ngài đang gõ trên cánh cửa. Khi bức họa ấy được in ấn lần đầu tiên, có một người nhìn vào đấy rồi than phiền với viên họa sĩ: “Ông phạm một sai lầm”.  Holman Hunt nói: “Sai lầm ở chỗ nào?” Người kia đáp: “Ông quên vẽ tay cầm ở ngoài cửa”. Hunt đáp: “Chẳng có sai sót gì đâu. Cái tay cầm nằm ở bên trong. Chúa Jêsus gõ cửa, nhưng ông phải mở cửa ra!”)
C. Một lời hứa quí báu (câu 20c) ăn bữa tối với người, và người với ta Người Hylạp cổ có ba bữa ăn. Họ thường ăn điểm tâm thật no, bữa ăn trưa ít hơn một chút, và rồi bữa ăn tối thong thả, bữa ăn mà họ gọi là bữa ăn tối. Ở bữa ăn tối nầy, cả gia đình sẽ dành thì giờ, nói chuyện và tương giao. Đây là thì giờ mật thiết dành cho gia đình. Chúa Jêsus phán: Nếu ngươi chỉ mở cửa ra, ta sẽ bước vào và có sự tương giao với ngươi!
(Lưu ý: Bạn có thể trở thành thuộc viên của một Hội Thánh khô khan, đang dãy chết, nhưng bạn không thể để mình theo cách ấy được. Nếu bạn chịu mở cửa cho Chúa Jêsus, Ngài sẽ vào cùng bạn. Bạn sẽ có sự phấn hưng trong đời sống của mình đang khi nhiều người khác đang ngồi quanh trong sự khô chết và hờ hững kia. Đừng đổ thừa tình trạng khô hạn của mình cho người khác; hãy mở cửa ra rồi mời Chúa Jêsus ngự vào!)
D. Một lời hứa đầy năng lực (câu 21) Câu nầy là một lời hứa cho thấy mọi lợi ích của ơn cứu rỗi sẽ được trao cho người nào thắng. Người trở lại đạo sẽ được đồng hóa với Chúa Jêsus; Cha của Ngài ở trên trời và Quê Hương thiên thượng của Ngài. Người nào đến với Chúa Jêsus được hứa cho rằng họ sẽ đồng trị với Ngài và vui mừng với Ngài trên thiên đàng của Ngài một ngày kia. Đấy là một lời hứa đầy quyền lực!
            Khi Chúa Jêsus phán với Hội Thánh ở Lao-đi-xê, Ngài đang phán với một Hội Thánh đầy dẫy với hạng người bị hư mất. Ngài đang mời họ để họ được cứu và mọi lời hứa của Ngài ban cho họ khiến cho sự đến với Chúa Jêsus ra có giá trị.
            (Lưu ý: Tôi rất vui sướng vì Ngài đã trao cho tôi sự ban hiến ấy một ngày kia, và tôi rất vui sướng khi Ngài đã ban ân điển cho tôi để tiếp nhận Ngài. Bạn đã được cứu chưa? Bạn có thể được cứu nếu Ngài đang kêu gọi bạn hãy đến với Ngài!)
Phần kết luận: Sứ điệp nầy tìm gặp bạn ở đâu vậy?  Có phải bạn đã được cứu bởi ân điển Ngài không? Có phải bạn sốt sắng và phục theo Chúa và công việc của Ngài không? Hay, có phải bạn sống dửng dưng và hờ hững đối với những vụ việc của Chúa? Có phải bạn nghe thấy tiếng gọi của Ngài:Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. Có phải cánh cửa đang rộng mở không? Có phải nó cần được mở ra không? Ngài muốn mối tương giao của chúng ta với Ngài; có phải Ngài đang có mối tương giao ấy không?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét